Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 22.3 được Ý chào đón bằng nghi lễ trang trọng. Ông dự kiến dành ra 3 ngày tại đây.

Ông Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 23/03/2019, 16:35

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 22.3 được Ý chào đón bằng nghi lễ trang trọng. Ông dự kiến dành ra 3 ngày tại đây.

Chuyến công du châu Âu kéo dài 6 ngày,ngoài 3 ngày tạinước Ý,hai điểm dừng chân còn lại của ông Tậplà Monaco vàPháp.

Chủ tịch Tập cảm ơn Ý vì “tình bạn sâu sắc”. Nhà lãnh đạo Bắc Kinh còn nói về tầm quan trọng của việc phải hồi sinh Con đường tơ lụa cổ xưa, củng cố quan hệ song phương cũng như phát triển một loạt dự án.

Ông cam kết mở cửa thị trường cho hàng hóa Ý, bày tỏ mong muốn hoạt động giao thương lẫn đầu tư cần được tiến hành từ cả hai phía. Tổng thống Ý Sergio Mattarella đưa ra thông điệp tương tự.

Dự kiến vào ngày 23.3, Chủ tịch Tập cùng Thủ tướng Ý Giuseppe Conte sẽ ký kết một bản ghi nhớ (MOU) để quốc gia Tây Âu tham gia sáng kiếnVành đai và Con đường(BRI).

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte (giữa) chuẩn bị ký một bản ghi nhớ tham gia BRI - Ảnh: Getty Images

Trong lúc Chủ tịch Tập cùng phu nhân dự quốc yến tại Rome thì các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) tập trung ở Brussels tìm cách nâng cấp chiến lược đối phó Trung Quốc. Thực hiện một số biện pháp tự bảo vệ bao gồm sàng lọc kỹ lưỡng đầu tư nước ngoài, đảm bảo an toàn cho mạng không dây 5G là nội dung thảo luận chính.

Theo nhà nghiên cứu Philippe Le Corre đến từ Học viện hành chính John F. Kennedy (Đại học Harvard): “Cái nhìn lo ngại dành cho đầu tư Trung Quốc thì không mới. Chuyện mới và có lẽ chưa từng có là ảnh hưởng rộng rãi của Trung Quốc ở một loạt quốc gia châu Âu như Cyprus, Cộng hòa Czech, Hy Lạp, Hungary, Macedonia, Montenegro, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Serbia,…”.

Lo ngại Trung Quốc đến lục địa già không phải với tư cách đối tác kinh tế mà như “kẻ chinh phục” đang ngày càng gia tăng. Ủy ban châu Âu (EC) vừa xác định nước này là đối thủ trong một số ngành công nghiệp quan trọng.

Các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) tập trung ở Brussels tìm cách nâng cấp chiến lược đối phó Trung Quốc - Ảnh: AP

Châu Âu chia rẽ

Những gì diễn ra tại Rome và Brussels cho thấy sự chia rẽ trong nội bộ lục địa già.

Ngăn cản Trung Quốc chia rẽ thành công châu Âu không dễ dàng. Việc một thành viên G7 tham gia BRI là củng cố e ngại cường quốc châu Á đang tái định hình trật tự kinh tế - chính trị toàn cầu.

Dù cho châu Âu hiện cố gắng xây dựng chính sách chung với “tán tỉnh” kinh tế từ Trung Quốc, phía Bắc Kinh vẫn tìm cách gặt hái hết thỏa thuận này đến thỏa thuận khác. Đức với Pháp – hai quốc gia kêu gọi thúc đẩy mối quan hệ tương hỗ hơn – vẫn thu hút đầu tư và thương mại của cường quốc châu Á.

Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker ngày 22.3 nhấn mạnh: “Thị trường Trung Quốc không đủ rộng mở cho doanh nghiệp châu Âu, chúng ta phải thay đổi điều này”.

Ông Juncker cũng lưu ý họ không muốn phải chọn lựa giữa Mỹ với Trung Quốc. Nhưng phối hợp chính sách với chính quyền Washington trở nên khó khăn khi Tổng thống Donald Trump nhiều lần đe dọa “dùng gậy” (áp thuế ô tô Đức) còn Chủ tịch Tập “tặng cà rốt” (đầu tư, thương mại).

Cẩm Bình (theo The New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu