Trong bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc 2017, Na Uy, Đan Mạch và Iceland xếp ở 3 vị trí dẫn đầu. Về mặt tăng trưởng kinh tế, cả 3 quốc gia này từ nhiều năm nay đã ở trong tình trạng thấp hơn hẳn so với mức trung bình của toàn thế giới. Trong khi đó, các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đều có thứ hạng khá thấp, kể cả các nước phát triển phương Tây.

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2017: Tăng trưởng kinh tế chậm hơn thì hạnh phúc hơn?

Nhàn Đàm | 22/03/2017, 18:02

Trong bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc 2017, Na Uy, Đan Mạch và Iceland xếp ở 3 vị trí dẫn đầu. Về mặt tăng trưởng kinh tế, cả 3 quốc gia này từ nhiều năm nay đã ở trong tình trạng thấp hơn hẳn so với mức trung bình của toàn thế giới. Trong khi đó, các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đều có thứ hạng khá thấp, kể cả các nước phát triển phương Tây.

Ứng cử viên cho cương vị Tổng thống Pháp trong kỳ bầu cử sắp tới Benoit Hamon, một chính trị gia cánh tả khá nổi tiếng, từng tuyên bố ông không tin rằng sự hài lòng của người dân là lý do khiến kinh tế tăng trưởng cao hơn và ngược lại. Theo Hamon, tăng trưởng cao hay thấp là vấn đề thuộc lĩnh vực điều hành kinh tế, và nó chỉ là một phần của mô hình tiêu dùng, sản xuất và vật chất.

Nói cách khác, tiền không thể đong đếm được hạnh phúc. Rất nhiều ý kiến cho rằng đó là quan điểm đặc trưng của các đảng phái cánh tả: đặt nhẹ tầm quan trọng của phát triển kinh tế và đặt nặng vấn đề an sinh xã hội cho người dân hơn. Tuy nhiên, Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2017 vừa được Liên Hiệp Quốc công bố lại đang chỉ ra rằng, về một khía cạnh nhất định thì Benoit Hamon cũng có lý.

Kể từ khi Liên Hiệp Quốc bắt đầu thực hiện báo cáo Hạnh phúc thế giới cách đây 5 năm, như một thước đo chủ đạo để đánh giá sự hài lòng và mức độ hạnh phúc của người dân trên khắp toàn cầu trong từng năm, thì có một thực tế làvị trí dẫn đầu thường thuộc về các nước có quy mô vừa phải ở Tây và Bắc Âu. Trong bảng xếp hạng năm nay, Na Uy, Đan Mạch và Iceland xếp ở 3 vị trí dẫn đầu. Về mặt tăng trưởng kinh tế, cả 3 quốc gia này từ lâu đã ở trong tình trạng tụt hậu so với mức trung bình của toàn thế giới.

Trong khi đó, quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhất thế giới trong 2-3 thập kỷ qua là Trung Quốc thì lại không được đánh giá cao về chỉ số hạnh phúc và chỉ có được một vị trí rất khiêm tốn là thứ 79 trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát trong bản báo cáo.

Theo bảng số liệu đánh giá về mức độ hạnh phúc của Trung Quốc năm 2017, thì mức độ hạnh phúc của người dân nước này ở thời điểm hiện tại khi họ đã là nền kinh tế số hai thế giới chỉ ngang bằng với năm 1990 khi Trung Quốc vẫn còn là một nước mới mở cửa và rất nghèo.

Cácchuyên gia thực hiện bản báo cáo là Richard Easterlin, Fei Wang và Shun Wang, cho biết lý do chính của tình trạng này là vì hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc gần như chỉ phát triểnrất ít trong hai thập kỷ qua, gần như không thay đổi nhiều so với thời điểm năm 1990. Trong khi đó, tình trạng gia tăng của thất nghiệp, lạm phát và xói mòn niềm tin trong xã hội vài năm trở lại đây đã làm giảm đi đáng kể những lợi ích về vật chất và tiện nghi do tăng trưởng kinh tế và thu nhập củangười dân Trung Quốc. Sự bất bình đẳng trong xã hội và ô nhiễm môi trường cũng khiến các thành quả của tăng trưởng kinh tế giảm đi trong mắt người dân về mức độ hạnh phúc của họ.

Tuy nhiên, có vẻ như trường hợp của Trung Quốc lại không phải là phổ biến trên thế giới. Bản báo cáo Hạnh phúc 2017 cũng đồng thời xác nhận một thực tế rằng: người dân hạnh phúc hơn thường đi kèm với sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế. Trong số 20 quốc gia có mức tăng hạnh phúc nhiều nhất trong giai đoạn 2005-2007 và 2014-2016 thì 11 nước là thuộc diện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu, chủ yếu tập trung ở Trung và Đông Âu. Mặt khác, các quốc gia tụt hạng nhiều nhất về mức độ hạnh phúc lại là những nước không hoặc ít có biến động về kinh tế theo chiều hướng tiêu cực, điển hình như Italia, Pháp và Ả Rập Saudi.

Điều này cho thấy sự tăng trưởng về kinh tế chỉ là một trong những thước đo mức độ hạnh phúc. Theo các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, bản báo cáo Hạnh phúc thế giới được thực hiện dựa trên 6 tiêu chí chính: sự giàu có (thể hiện ở GDP bình quân đầu người), mức độ hỗ trợ xã hội, tuổi thọ và sức khỏe, tự do lựa chọn cuộc sống yêu thích, sự hào phóng (thể hiện ở tỷ lệ đóng góp từ thiện), và nhận thức của người dân về tham nhũng.

Tiêu chí được quan tâm nhiều nhất là sự giàu có thường rất dễ có thể định lượng được, và thường được các chính phủ trên thế giới ưu tiên trong việc điều hành đất nước. Điển hình như Donald Trump ở Mỹ hiện nay.

Trong khi đó, trường hợp các nước Tây và Bắc Âu dẫn đầu bảng xếp hạng lại đang chỉ ra rằng, khi nền kinh tế phát triển đến mức đủ để tạo ra một GDP bình quân đầu người cao và ổn định thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao hay thấp không còn là điều được xã hội quá quan tâm. Khi GDP đầu ngườiở mức cao và ổn định, thì các yếu tố khác như an sinh xã hội, an toàn và trật tự trở nên quan trọng với người dân hơnlà các vấn đề về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đó có lẽ là lý do vì sao các nước dẫn đầu bảng xếp hạng thường là các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người khá cao nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế lại thấp một cách đáng ngại.

Và đây là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất từ trước đến nay trên toàn cầu, giữa các nhà kinh tế và các nhà chính trị: nên ưu tiên tăng trưởng kinh tế hay ưu tiên các vấn đề an sinh xã hội. Lý tưởng nhất là đạt được cả 2, nhưng thực tế cho thấy điều đó là khó có thể xảy ra. Những người ủng hộ tăng trưởng kinh tế thì cho rằng các nước dẫn đầu bảng xếp hạng hạnh phúc đang đi trên một con đường tự sát một cách êm ái. Vìkhi hài lòng với một nền kinh tế không có động lực sẽ rất nguy hiểm khiđối mặt với bất ổn nếu xảy ra. Còn những người ủng hộ tăng thêm các biện pháp an sinh xã hội thì cho rằng, các nhà lãnh đạo và nhà kinh tế đang lấy lý do về tầm quan trọng của tăng trưởng để tước đi quyền lợi của người dân trong các vấn đề an sinh xã hội.

Như trường hợp các nước Bắc Âu đã chỉ ra: khi nền kinh tế đã phát triển đến mức có thể mang lại thu nhập đầu người đủ cao và ổn định, thì người dân thường sẵn sàng chấp nhận và lựa chọn một mức tăng trưởng kinh tế thấp hơn để dành nguồn lực cho các chương trình an sinh xã hội. Và xu hướng là ngày càng có nhiều người dân tại các nước phát triển trên thế giới lựa chọn điều này. Giáo sư George Ward của đại học Kinh tế London khi phân tích dữ liệu về bầu cử tại các nước châu Âu năm 2015 đã nhận ra một thực tế: phúc lợi xã hội chiếm ưu thế hơn trong việc bỏ phiếu cho một đảng phái so vớinhững cam kết về tốc độ tăng trưởng GDP.

Điều này lý giải vì sao tại một số nước châu Âu, ảnh hưởng của các đảng cánh tả đang gia tăng khá mạnh. Benoit Hamon ở Pháp là một ví dụ điển hình. Chính trị gia này theo đuổi cam kết sẽ chuyển sự tập trung từ tăng trưởng kinh tế sang an sinh xã hội như các hệ thống chăm sóc sức khỏe và giáo dục nếu trúng cử tổng thống. Ông này cũng đề xuất một mức thu nhập cơ bản cao hơn và thời gian làm việc trong một tuần ngắn hơn, đồng thời đánh thuế cao hơn với người giàu. Pháp dĩ nhiên là một nền kinh tế phát triển và họ hoàn toàn có quyền lựa chọn, hoặc là hạnh phúc hơn như các nước Bắc Âu hoặc là tăng trưởng cao hơn và thu nhập lớn hơn như Mỹ.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2017: Tăng trưởng kinh tế chậm hơn thì hạnh phúc hơn?