Để được buôn lậu gỗ vào Việt Nam, Uk Nhor là lâm tặc Việt Nam đút lót 170.000USD cho cảnh sát Campuchia, theo báo Bưu điện Phnom Penh của nước này.

Lâm tặc Việt Nam đút lót 170.000USD cho cảnh sát Campuchia

Trần Trí | 22/03/2017, 10:45

Để được buôn lậu gỗ vào Việt Nam, Uk Nhor là lâm tặc Việt Nam đút lót 170.000USD cho cảnh sát Campuchia, theo báo Bưu điện Phnom Penh của nước này.

Tờ báo cho biết đây là thông tin trong một báo cáo điều tra chính thức, đã phát hiện hàng chục sĩ quan quân đội, cảnh sát quân sự và cảnh sát Campuchia thông đồng với bọn lâm tặc Việt Nam, và họ nhận-đưa hàng chục ngàn USD.

Trong một báo cáo đề ngày 9.3 của Thanh tra Cảnh sát quốc gia Neth Savoeun gởi Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng, đồng thời gởi kèm hãng truyền thông Tin tức mới thân chính phủ, đề cập bản báo cáo cuộc điều tra tiếp sau vụ chính quyền can thiệp một vụ buôn lậu gỗ hồi tháng 2 ở huyện O’Raing của tỉnh Mondulkiri.

Trong vụ này có 7 người Việt Nam bị bắt, theo Bưu điện Phnom Penh.

Báo cáo là một sự thừa nhận hiếm hoi của chính quyền, về những sĩ quan cấp cao dính líu vụ buôn lậu gỗ xuyên biên giới này. Theo đó, 3 sĩ quan Tea Khaimeng thuộc quân đội hoàng gia Campuchia (RCAF)và là chỉ huy chốt kiểm soát biên phòng Kor 3 ở huyện Keo Seima; Em Songhour, một sĩ quan RCAF ở chốt kiểm soát O’huch và Chum Rattanak, chỉ huy Cảnh sát quốc gia ở huyện O’huch đã nhận tổng cộng 170.000USD tiền hối lộ của lâm tặc Việt Nam Uk Nhor.

3 sĩ quan Campuchia đã chia số tiền đút lót trên với nhiều người khác, gồm 10.000USD chuyển đếnSak Sarang, chỉ huy cảnh sát quân sự tỉnh Mondulkiri.

Ông này phủ nhận sự cáo buộc, nói không hề có mối quan hệ nào với bất kỳ sĩ quan nào bị nêu tên. Ông nói: “Tôi chưa hề gặp họ. Nói chung là tôi không biết họ, chưa hề nhìn thấy mặt họ” trước khi cúp máy điện thoại với nhà báo.

Theo Bưu điện Phnom Penh, trong những người bị dính líu còn có anh của ông Sak Sarang và Sak Sarun, chỉ huy cảnh sát quân sự huyện Keo Seima.

Một khoản tiền đút lót 6.000USD đến tay một cán bộ Cục rừng có tên là “Nak”, và 22.000USD đến Leang Phearoth, chỉ huy cảnh sát biên phòng huyện O’huch.

Báo cáokhẳng địnhlâm tặc Việt Nam Uk Nhor cùng cácsĩ quanRattanak, Phearoth, Khaimeng và Songhour là “bọn chủ mưu câu kết với nhau để đốn, tập kết và chuyển gỗ lậu về Việt Nam”.

Báo cáo nêu tổng cộng 11 sĩ quan Cảnh sát quốc gia có dính líuvà đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho phép truy tố Rattanak và Phearoth. 9 người còn lại phải bị kỷ luật như “phải chuyển công tác khác” hoặc “giáo dục lại về đạo đức nghiệp vụ ”.

Ngày 21.3, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng chấp thuận việc truy tố ra tòa và xử phạt hành chính các sĩ quan Cảnh sát quốc gia thông đồng với lâm tặc Việt Nam ở tỉnh Mondulkiri.

Người phát ngôn của Bộ Nội vụ nói Bộ trưởng hoàn toàn đồng ývới đề nghị của vị chánh thanh tra Cảnh sát quốc gia.

Người phát ngôn Cảnh sát quốc gia chưa xác nhận sẽ xử lý vụ việc thế nào. Công tố viên Long Hokmeng ở tỉnh Mondulkiri nói ông chưa nhận được thông tin nào.

Thanh tra cảnh sát Savoeun không có thẩm quyền xử lý những sĩ quan không thuộc Cảnh sát quốc gia. Người phát ngôn Bộ Nội vụ và Cảnh sát quốc gia từ chối bình luận.

Người phát ngôn Eng Hy của cảnh sát quân sự và Yin Chathy, chỉ huy tiểu đoàn biên phòng 103 (thuộc RCAF) là chỉ huy của vài người bị dính líu, đều nói các cuộc điều tra nội bộ đang được tiến hành

Chi cục trưởng chi cục rừng tỉnh Mondulkiri, ông Vong Sokserey tuyên bố không biết gì về những cáo buộc trênvà từ chối bình luận.

Từ lâu, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đã cáo buộc chính phủ Campuchia không xử phạt các sĩ quan cấp cao bị tố cáo dính líu hoạt động buôn gỗ lậu. Họ cũng tỏ ra nghi ngờ hiệu quả làm việc của Lực lượng đặc nhiệm chống phá rừng vốn được thành lập năm 2016.

Preap Kol, chủ nhiệm văn phòng đại diện tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) ở Campuchia nói Ủy ban chống tham nhũng của Campuchia nên tham gia các cuộc điều tra, vì nạn tham nhũng được đề cập trong lá thư “chỉ ra sự đưa hối lộ chỉ là phần chìm của tảng băng, nếu so với thông tin về hoạt động mua bán gỗ do chính quyền Việt Nam cung cấp”.

Bưu điện Phnom Penh nêu theo một bài báo về số liệu hải quan do Việt Nam công bố năm 2016, tổng giá trị gỗ nhập khẩu hợp pháp từ Campuchia vào Việt Nam tăng từ 45,7 triệu USD hồi năm 2013, lên 379 triệu USD hồi năm 2015.

Vẫn theo báo trên, hồi tháng 4.2016, Lực lượng đặc nhiệm chống phá rừng báo cáo đã chặn được nạn phá rừng ở các tỉnh miền Đông. Nhưng cuộc điều tra hồi tháng 6.2016 của Bưu điện PhnomPenh đã phát hiện nạn phá rừng tràn lan, sự thông đồng giữa chính quyền và những kẻhối lộ (có người chứng kiến) ở các chốt kiểm soát biên phòng.

Sok Rotha, điều phối viên của tổ chức nhân quyền Adhoc ở tỉnh Mondulkiri cho biết: Adhoc sẽ nhấn mạnh việc đòi đưa các sĩ quan bị bêu danh ra tòa. Ông nói: “Nếu không có biện pháp xử lý kẻ vi phạm thì sẽ càng tạo thêm những vụ miễn trừ truy tố”.

Kim Hương (theo Bưu điện Phnom Penh)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tiêu thụ điện lập kỷ lục, cảnh báo hóa đơn tiền điện tăng cao
Cuối tháng 4, thời tiết nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc lên cao kỷ lục, có ngày lên tới gần 1 tỉ kWh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lâm tặc Việt Nam đút lót 170.000USD cho cảnh sát Campuchia