Bão Molave đổ bộ vào Philippines chỉ với sức gió 128 km/giờ trong khi hiện tại sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đã đạt 135-165km/giờ.

Báo Mỹ nhận định bão Molave nguy hiểm hơn sau khi tàn phá Philippines

Anh Tú | 27/10/2020, 11:46

Bão Molave đổ bộ vào Philippines chỉ với sức gió 128 km/giờ trong khi hiện tại sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đã đạt 135-165km/giờ.

Theo trang Vox, Philippines đang oằn mình vì thảm họa lũ lụt sau khi cơn bão Molave ​​đổ bộ vào nước này với sức gió 80 dặm (128km)/giờ và mưa lớn.

Hơn 25.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà và ít nhất 13 người mất tích sau cơn bão đổ bộ vào đảo Luzon hôm Chủ nhật.

bao.jpg

Theo Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai Quốc gia Philippines, cơ quan chịu trách nhiệm cứu trợ thiên tai ở nước này, họ chưa nhận được báo cáo về bất kỳ trường hợp tử vong nào trong bão nhưng các hoạt động cứu hộ vẫn đang được Cảnh sát biển Philippines tiến hành.

Philippines không lạ gì với những cơn bão, với hơn 20 cơn bão xuất hiện trong một mùa cao điểm. Riêng cơn bão Molave ​​là cơn bão thứ 17 đổ bộ vào Philippines trong năm nay. Nhưng điều đó không giúp người dân tại đây thích nghi dễ dàng hơn, đặc biệt là trong khi họ chịu tác động từ đại dịch coronavirus.

Quốc đảo này cũng chưa hoàn toàn phục hồi sau tác động của siêu bão Haiyan năm 2013, một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử được ghi nhận với sức gió khoảng 240km/h. Haiyan đã khiến hơn 6.000 người chết và 1.800 người mất tích.

Siêu bão và cuồng phong về cơ bản giống nhau: Cả hai đều là xoáy thuận nhiệt đới (Tropical cyclone) - những cơn bão quay vòng nhanh hình thành trên vùng nước ấm và có gió lớn, mưa và vùng giữa xoáy áp suất thấp được gọi là “mắt”. Sự khác biệt là các xoáy thuận nhiệt đới xảy ra ở Caribbean, Vịnh Mexico và Đại Tây Dương được gọi là cuồng phong (hurricanes), trong khi các xoáy thuận nhiệt đới xảy ra ở Tây Thái Bình Dương được gọi là siêu bão (typhoon).

Nghiên cứu gần đây từ Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cho thấy rằng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến vị trí của các xoáy thuận nhiệt đới. Nhiều cơn bão hơn xuất hiện ở bắc Đại Tây Dương và trung Thái Bình Dương kể từ năm 1980 và ít xảy ra hơn ở Phía tây Thái Bình Dương. Sử dụng các mô hình khí hậu, các nhà nghiên cứu dự đoán tổng thể ít xoáy thuận nhiệt đới hơn vào năm 2100.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác từ Science Advances, một tạp chí truy cập mở được xuất bản bởi Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Mỹ, cho thấy do nước ấm lên, các cơn bão ở tây bắc Thái Bình Dương dự kiến ​​sẽ mạnh hơn 14% so với thời kỳ trước.

Molave ​​vẫn đang di chuyển về phía tây và dự kiến ​​sẽ đến bờ biển miền Trung Việt Nam vào thứ 4. Việt Nam vừa chịu lũ lụt ở mức kỷ lục đã khiến ít nhất 114 người chết và hàng chục người khác mất tích trong tháng này.

Trước cơn bão Molave, Việt Nam sẵn sàng huy động quân đội, máy bay trực thăng, xe tăng và bất kỳ phương tiện giao thông nào có sẵn để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó thảm họa. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vào cuộc ứng phó với trận mưa lũ lịch sử, cấp phát vật tư thiết yếu, giúp người dân sơ tán đến nơi an toàn trước cơn bão tiếp theo.

Bài liên quan
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện đảm bảo vệ sinh môi trường mùa bão lũ
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện công lập xây dựng kế hoạch vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sạch và quản lý chất thải y tế trước mùa bão lũ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ nhận định bão Molave nguy hiểm hơn sau khi tàn phá Philippines