Hàng chục gia đình bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM tỏ ra bức xúc về việc bệnh viện này tự động đổi thuốc ngoại bảo hiểm y tế sang thuốc nội rẻ tiền để cấp cho bệnh nhân sử dụng. Nhiều gia đình hoang mang, lo lắng loại thuốc mới này có quá nhiều tác dụng phụ, thậm chí có tác dụng ngược nên không dám cho bệnh nhân sử dụng.

Bệnh nhân lo lắng vì BV Truyền máu huyết học chuyển dùng thuốc rẻ tiền hơn

Hồ Quang | 03/04/2019, 19:48

Hàng chục gia đình bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM tỏ ra bức xúc về việc bệnh viện này tự động đổi thuốc ngoại bảo hiểm y tế sang thuốc nội rẻ tiền để cấp cho bệnh nhân sử dụng. Nhiều gia đình hoang mang, lo lắng loại thuốc mới này có quá nhiều tác dụng phụ, thậm chí có tác dụng ngược nên không dám cho bệnh nhân sử dụng.

Gia đình bệnh nhân bất an với thuốc mới

Theo gia đình các bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia đang điều trị tại Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM, trước đây họ được bệnh viện cấp thuốc ngoại nhập Exjade 250mg theo chế độ bảo hiểm y tế. Đây là loại thuốc có tác dụng đào thải sắt trong cơ thể bệnh nhân sau khi truyền máu để điều trị căn bệnh Thalassemia.

Tuy nhiên, hơn 1 tháng qua, Bệnh viện Truyền máu huyết học đã chuyển sang một loại thuốc nội là Duritex 500mg để thay thế cho thuốc ngoại nhập Exjade 250mg cũng theo chế độ bảo hiểm y tế nhưng không giải thích lý do vì sao.

Ngày 3.4, trao đổi với phóng viên báo Một Thế Giới, chị L.T.T.T. (42 tuổi, ngụ ở Đồng Nai) cho biết,2 đứa con của chị là T.L.Y.N. (15 tuổi) và T.Q.A. (13 tuổi) điều trị căn bệnh Thalassemia từ nhỏ. Lúc đầu, Bệnh viện Truyền máu huyết học cho uống một thoại thuốc viên con nhộng để thải sắt nhưng sau khi uống con chị than đau chân. Chị đến thông báo với bác sĩ của bệnh viện và được chuyển sang loại thuốc tiêm nhưng việc đào thải sắt hiệu quả không cao. Sau đó, bác sĩ chỉ định cho con chị sử dụng thuốc Exjade 250mg để đào thải sắt.

“Trong suốt 3 năm qua, 2 đứa con của tui đều sử dụng thuốc Exjade 250mg để thải sắt, lượng sắt giảm rất nhanh. Kết quả chụp MRI ở tim, gan không còn phát hiện cósắt nữa. Cả 2 bé đều khỏe mạnh, học tập bình thường.

Tuy nhiên, bất ngờ mới đây, khi đi tái khám con tui lại được bác sĩ chỉ định dùng Duritex 500mg. Thấy thuốc lạ tui chưa cho cháu uống, đến khi đọc những thông tin của loại thuốc này thì thấy tác dụng phụ rất nhiều như:nôn ói, hạ hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.... nên tui sợ không dám cho cháu sử dụng”, chị T. nói và mong muốn bệnh viện cấp lại thuốc Exjade 250mg để con chị sử dụng loại thuốc này.

Trước đó,bệnh nhân mắc bệnhThalassemia được dùng thuốcExjade 250mg để thải sắt - Ảnh: PV

“Tui không biết thuốc Duritex 500mg tốt hay xấu như thế nào, nhưng có thể khẳng định thuốc Exjade 250mg là phù hợp và rất tốt với con tôi. Tại sao một loại thuốc sử dụng phù hợp, chưa có biến chứng, tác dụng phụ gì lại bỗng dưng đổi sang một loại thuốc khác? ”, chị H. đặt vấn đề.

Trong khi đó, ông N.V. H.(62 tuổi, ngụ ở quận Phú Nhuận, TP.HCM) tỏ ra khá bức xúc khi bác sĩ cấp thuốc Duritex 500mg cho con ông sử dụng để thải sắt, vì cho rằng loại thuốc này có tác dụng ngược lại, thậm chí có nguy cơ gây ra ung thư nên dù đã 2 lần nhận thuốc Duritex 500mg nhưng ông vẫn chưa dám cho con mình sử dụng.

Theo ông H. con trai ông bị Thalassemia là thiếu hồng cầu nên phải truyền máu để bổ sung hồng cầu, tiểu cầu. Trong khi đó, thuốc Duritex 500mg lại có tác dụng phụ là làm giảm tiểu cầu.

Như vậy, truyền máu để bổ sung hồng cầu, tiểu cầu, rồi uống thuốc Duritex 500mg vào để làm giảm tiểu cầu thì chẳng khác nào “một người làm, một người phá”.Đó là chưa kể cả chục tác dụng phụ khác được ghi trong thông tin của loại thuốc này.

Bên cạnh đó, theo gia đình của những bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia, người mắc bệnh này thường bị nhiễm sắt ở trong tim, gan nhưng thuốc Duritex 500mg lại chống chỉ định đối với bệnh nhân có nhiễm sắt ở tim, gan. Điều này chẳng khác nào việc dùng thuốc này như là đi “tự sát”.

“Bệnh của con tui chỉ mới “ở tù chung thân” - phải uống thuốc và truyền máu suốt đời, nhưng nếu uống thuốc Duritex 500mg thì không khác gì con tui bị “tử hình”, vì có nguy cơ bị ung thư. Tui cảm thấy rất hoang mang”, ông H. bức xúc nói.

Phản hồi từ Bảo hiểm y tế và Bệnh viện

Qua tìm hiểu của chúng tôi,thuốc Exjade 250mg có giá khoảng 191 nghìn đồng/viên; còn thuốc Duritex 500mg có giá khoảng 192 nghìn đồng/viên. Dù giá mội viên thuốc trên là gần tương đương nhau nhưngvới liều lượng là 500mg nên người dùng thuốc Duritex 500mg chỉ sử dụng một nửa so với Exjade 250mg.

Như vậy thực tế giá thuốc Duritex 500mg nếu tính trên đơn vị khối lượng thìchỉ bằng 1/ 2 so với giá thuốc Exjade 250mg. Việc đổi sang thuốc rẻ tiền cho bệnh nhân sử dụng đang khiến không ít bệnh nhân tỏ ra hoài nghi, không chỉ về chất lượng mà còn liên quan đến những tác dụng phụcủa loại thuốc này.

Thực tế thì giáthuốcDuritex 500mg chỉ bằng 1/ 2 giá thuốcExjade 250mg - Ảnh: PV

Ông H. cho biết khi Bệnh viện Truyền máu huyết học đổi sang thuốc Duritex 500mg,ông có đến Bảo hiểm xã hội TP.HCM để hỏi có phải đơn vị này đã không chi trả bảo hiểm y tế cho thuốc Exjade 250mg hay không. Bảo hiểm xã hội TP khẳng định vẫn đang chi trả bảo hiểm y tế đối với loại thuốc Exjade 250mg cho những bệnh nhân đang điều trị bệnh Thalassemia.

Trong khi đó, Bệnh viện truyền máu huyết học cho biết do ngân sách đấu thầu thuốc Exjade 250mg chỉ có bao nhiêu đó, giờ chuyển sang thuốc Duritex 500mg.

"Tại sao hết ngân sách đấu thầu thuốc Exjade 250mg lại đấu thầu thuốc Duritex 500mg, sao không đấu thầu tiếp thuốc Exjade 250mg mà người bệnh đang sử dụng có hiệu quả lại đấu thầu thuốc nội trên?”, ông H. thắc mắc.

Theo tìm hiểu của phóng viên tại nhiều bệnh viện lớn khác trên địa bàn TP.HCM, trong đó có Bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đang sử dụng thuốc Exjade 250mg để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia.

Chính bà Lưu Thị Thanh Huyền – Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM khẳng định hiện cả 2 loại thuốc trên đang được chi trả bảo hiểm y tế.

Điều này đang khiến không ít gia đình bệnh nhân tỏ ra hoài nghi bởi thực tế thuốc Duritex 500mg là loại thuốc nội, giá trị thực chỉ bằng 1/ 2 giá thuốcExjade 250mg. Bản chất bên trong vụ chuyển thuốc gây lo lắng cho người bệnh thì chỉ có bệnh viện và công ty dược cung cấp thuốcDuritex 500mg mới nắm rõ hơn ai hết.

Hồ Quang
Bài liên quan
Chuyên gia nước ngoài chỉ cách phục hồi bệnh nhân đột quỵ bị liệt nửa người
Liệu pháp gương (Mirror Therapy - MT) là một trong những phương pháp triển vọng giúp cải thiện khả năng phục hồi cảm giác và vận động cho bệnh nhân đột quỵ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh nhân lo lắng vì BV Truyền máu huyết học chuyển dùng thuốc rẻ tiền hơn