Sau khi được thành lập cách đây chưa lâu, khoa Đột quỵ, Bệnh viện T.Ư Huế được Ban giám đốc Bệnh viện định hướng phát triển mô hình cấp cứu bệnh nhân theo phương thức “liên hoàn”, từ đó đẩy nhanh tốc độ cấp cứu cho bệnh nhân.

Bệnh viện T.Ư Huế áp dụng cấp cứu 'liên hoàn' cho bệnh nhân đột quỵ

Quế Sơn | 27/02/2019, 17:54

Sau khi được thành lập cách đây chưa lâu, khoa Đột quỵ, Bệnh viện T.Ư Huế được Ban giám đốc Bệnh viện định hướng phát triển mô hình cấp cứu bệnh nhân theo phương thức “liên hoàn”, từ đó đẩy nhanh tốc độ cấp cứu cho bệnh nhân.

Đối với bệnh đột quỵ ở những người có bệnh lý về huyết áp và tim mạch thì việc được cấp cứukịp thời và nhanh chóng đưa ra phương án điều trị, đóng vai trò tiên quyết đến sự sống còn của người bệnh.

Cấp cứu đột quỵ “liên hoàn”

Cấp cứu đột quỵ liên hoàn có thể hiểu đơn giản là khi bệnh nhân đột quỵ được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện sẽ được đưa thẳng lên khoa Đột quỵ, tại đây bác sĩ sẽ độc lập trong việc cứu chữa người bệnh từ việc tiếp nhận bệnh đến chẩn đoán bằng hình ảnh, phân loại bệnh lý, sau đó tiến hành điều trị cho bệnh nhân, dẫn tới tăng tốc độ điều trị cho bệnh nhân.

Thông thường ở các bệnh viện khác, khi bệnh nhân nhập viện cấp cứu với triệu chứng của bệnh đột quỵ, các bác sĩ sẽ được gọi đến hội chẩn, sau đó chẩn đoán phải cần đến sự giúp sức của bác sĩ chẩn đoán hình ảnh… tức là qua mỗi khâu, bệnh nhân cần đến một bác sĩ khác nhau.

Bệnh nhân đột quỵ được các bác sĩ khoa Đột quỵ chủ động cấp cứu, chẩn đoán… đẩy nhanh tốc độ điều trị

Từ cách cấp cứu “liên hòan”, vừa qua các bác sĩ khoa Đột quỵ Bệnh viện T.Ư Huế đã cứu sống một bệnh nhân tiên lượng cực xấu. Cụ thể vào ngày 28 Tết Kỷ Hợi, bệnh nhân Lê Thị H, 60 tuổi ở phường Thủy Phương, TX Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế, nhập viện trong tình trạng bị nhồi máu não cấp, mất khả năng nhận biết, liệt nửangười, ngay lập tức được bác sĩ Lê Vũ Huỳnh tiếp nhận bệnh, đưa đi chụp CT, MRI phân loại bệnh. Sau hơn 90 phút cấp cứu, bệnh nhân đã được thông mạch máu bằng phương pháp can thiệp nội mạch lấy huyết khối đường động mạch.

Khi tình trạng đã thuyên giảm, bệnh nhân bất ngờ bị rối loạn nhịp, huyết động, dẫn tới ngưng tim, các bác sĩ lập tức đưa bệnh nhân đến phòng hồi sức tích cực và trong 3 ngày tết, bác sĩ Dương Đăng Hóa, Phụ trách khoa đột quỵ đã túc trực liên tục bên bệnh nhân. Kết quả sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã xuất viện về nhà trong tình trạng tỉnh táo, ổn định.

Bác sĩ Lê Vũ Huỳnh, trực tiếp điều trị cho bệnh nhân H cho biết, nếu bệnh nhân được đưa đến cấp cứu muộn hơn và quy trình cấp cứu diễn ra chậm hơn thì bệnh nhân đã khó qua khỏi để rồi hồi phục thần kỳ như hiện nay.

Cũng theo bác sĩ Huỳnh, các cấp cứu theo kiểu “liên hoàn” như thế này hiện nay chỉ được triển khai ở Bệnh viện T.Ư Huế, còn lại ở hầu hết các Bệnh viện đều phải qua khâu trung gian.

Khoa Đột quỵ được Bệnh viện T.Ư Huế thành lập nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ cấp cứu và điệu trị riêng biệt, nhằm tăng thêm cơ hội lành bệnh cho bệnh nhân

Chăm sóc sau đột quỵ

Không chỉ áp dụng phương thức cấp cứu “liên hoàn”, các bệnh nhân đột quỵ sau khi được điều trị sẽ được chăm sóc hồi phụcrất chu đáo, minh chứng là 100% bệnh nhân sau khi xuất viện đều không có triệu chứng loét ép (bị lỡ loét ở lưng do thời gian nằm quá lâu) và viêm phổi (bệnh nhân không thể ăn uống, súc miệng dẫn đến đờm ở cổ họng sẽ gây viêm nhiễm).

Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc bệnh viện T.Ư Huế chia sẻ rằng, ở Bệnh viện T.Ư Huế không chỉ có điều trị mà còn chú trọng đến vấn đề chăm sóc bệnh nhân để bệnh nhân khi trở về với gia đình được hoàn toàn khỏe mạnh.

“Ngoài việc đầu tư trang thiết bị tối ưu cho khoa Đột quỵ, chúng tôi cũng đã chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất để người bệnh và người nhà bệnh nhân luôn có được cảm giác thỏa mái nhất, yên tâm điều trị bệnh”, Giáo sư Hiệp nhấn mạnh.

Ban giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế khẳng định, hiện nay khoa Đột quỵ mới thành lập, về lâu về dài Bệnh viện sẽ đầu tư những trang thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới để mở ra cơ hội lành bệnh cao hơn cho những bệnh nhân không may mắc phải chứng bệnh nguy hiểm này.

Quế Sơn
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bệnh viện T.Ư Huế áp dụng cấp cứu 'liên hoàn' cho bệnh nhân đột quỵ