Không còn là những người im lặng đứng phía sau hào quang, các biên kịch ngày nay đã được vinh danh xứng đáng với công sức họ bỏ ra cho bộ phim của mình.

Bí mật của những nhà biên kịch nổi tiếng của các phim châu Á

Một Thế Giới | 23/04/2015, 07:00

Không còn là những người im lặng đứng phía sau hào quang, các biên kịch ngày nay đã được vinh danh xứng đáng với công sức họ bỏ ra cho bộ phim của mình.

1. Sugako Hashida (Nhật Bản)
Sinh ngày 10.5.1925 tại Seoul (Hàn Quốc) trong thời kỳ Hàn Quốc vẫn bị chiếm đóng bởi Nhật Bản. Sau đó, bà cùng mẹ trở về quê hương và sống tại thành phố Sakai. Mặc dù sau này cuộc sống gia đình khá khó khăn, gia đình phá sản, con đường học vấn của bà cũng từng bị gián đoạn nhưng Sugako vẫn cố gắng theo đuổi và tốt nghiệp khoa Nghệ thuật thuộc trường Đại học Wasada. Sau khi tốt nghiệp, bà làm việc tại hãng phim Shochiku. Đến năm 1960, bà bị sa thải nhưng vẫn tiếp tục việc viết lách bằng cách gửi các truyện ngắn tự sáng tác cho các báo, tạp chí.
Sự nghiệp biên kịch của bà bắt đầu vào năm 1973 khi bà viết kịch bản phim Ai to shi o Mitsumete. Đây là bộ phim mở đầu cho các loạt phim thành công sau này như: Serie Tonari no Shubafu (1976-1977), Oshin (1983-1984), Fufu (1979), Onnatachi no Chuushingura (1981) và Dakazoku (1983).
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-1
 Sugako Hashida
 Oshin là bộ phim truyền hình thành công nhất của bà và cũng là phim đầu tiên mở đầu cho chuỗi phim asadora (phim truyền hình được phát trên đài NHK vào các buổi sáng, nội dung phim nói về cuộc đời và số phận những người phụ nữ tài giỏi) do nữ giới viết tại Nhật Bản. Oshin cũng là bộ phim truyền hình Nhật bản nổi tiếng nhất châu Á. Sugako sau đó cũng nhận được nhiều giải thưởng lớn như giải Mũi tên vàng, Thành tựu cá nhân xuất sắc nhất, Thành tựu văn hóa, giải thưởng Kikuchi Kan…
2. Quỳnh Dao (Đài Loan)
Không chỉ nổi tiếng với vai trò là một nhà văn xứ Đài, Quỳnh Dao còn rất thành công trong vai trò là một biên kịch, nhà sản xuất phim truyền hình. Sinh ngày 20.4.1938 trong một gia đình gia giáo, ngay từ nhỏ Quỳnh Dao đã mơ ước trở thành một biên kịch. Các giáo viên của bà cũng thường phàn nàn về sự yêu thích thái quá của bà dành cho môn Trung văn mà lơ là các môn học khác.
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-2
 Quỳnh Dao
Quỳnh Dao lận đận đường thi cử (bà 2 lần thi rớt Đại học) nhưng sự nghiệp viết lách lại thành công rực rỡ. Tác phẩm của Quỳnh Dao đa phần đều là những giấc mơ, khát vọng tình yêu, phản ánh tâm hồn và cuộc sống nội tâm của nữ giới một cách sâu sắc. Không dừng lại ở địa hạt văn chương, Quỳnh Dao cùng chồng sáng lập hãng phim Cự Tinh và Hỏa Ô. Tự viết kịch bản, tự sản xuất và tự chọn diễn viên để rồi tiếp tục đạt được những thành công đáng mơ ước như Người vợ câm (1990), Nỗi lòng thấu trời xanh (1998), Hoàn Châu Công chúa (1999), Tân dòng sông ly biệt (2001)…
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-3
Phim Hoàn Châu công chúa 
Rất nhiều nam, nữ diễn viên vô danh đã nổi tiếng nhờ những bộ phim của bà. Có thể kể đến như Lưu Tuyết Hoa, Tần Hán, Lâm Thoại Dương, Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng…
3. Vu Chính
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-4
 Vu Chính
 Không chờ đến vụ kiện tụng ầm ỹ với nữ sĩ Quỳnh Dao, cái tên Vu Chính đã nổi lên như một ông vua của thị phi trong giới làm phim xứ Đài. Đặc điểm của phong cách biên kịch của Vu Chính đó là: Xào nấu một cách không thương tiếc các tác phẩm của người khác. Bằng cách làm đó, Vu Chính chứng minh với khán giả rằng óc tưởng tượng, chiêu trò của mình là không bao giờ có giới hạn: Đông Phương bất bại (Tiếu ngạo giang hồ) lại là một cô nương biết yêu biết hận, Cô Long như thiếu nữ 9X biết nũng nịu đòi nuông chiều với Dương Quá, Lý Mạc Sầu lại là một tuyệt thế giai nhân vừa ngây thơ, vừa hung dữ và vướng vào một mối tình đáng thương (Thần Điêu đại hiệp)…
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-5
 Lý Mạc Sầu xinh đẹp quá mức trong Thần điêu đại hiệp 2014
Từng học tại Học viện Hý kịch Thượng Hải, từng cộng tác với TVB (Hong Kong) nhưng Vu Chính nổi tiếng từ sau khi sang Đài Loan làm phim. Từng bị đánh, từng bị kiện và thua kiện, từng thừa nhận đạo nhái tác phẩm, ưu ái gà cưng một cách quá mức, xào nấu tác phẩm một cách đáng sợ… không một scandal nào Vu Chính lại không vướng phải. Nhưng không vì vậy mà khán giả chán ghét phim của anh. Người ta vẫn xem, vẫn chửi và ngày hôm sau vẫn xem tiếp để…  lên mạng chửi tiếp. Vu Chính nắm bắt được và đáp ứng được một nhu cầu… chửi rất trái khoáy của khán giả hiện nay.
4. Hai chị em biên kịch Hong (Hàn Quốc)
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-6
Hai chị em nhà họ Hong 
 Hong Jung Eun (1974) và Hong Mi Ran (1977) được xem như cặp chị em biên kịch nổi tiếng nhất xứ kim chi. Từng có kinh nghiệm viết các kịch bản chương trình truyền hình thực tế nên các phim của chị em họ Hong vừa đảm bảo có các yếu tố tình yêu lãng mạn của phim truyền hình, vừa có các tình huống hài hước gây cười, hấp dẫn, ly kỳ của truyền hình thực tế. Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong phong cách viết kịch bản của cặp chị em này là thường có những yếu tố dị thường, những tình huống oái oăm, kỳ lạ, điển hình như: giả mạo làm cháu gái (My girl, 2005), nữ cải nam trang (You’re Beatiful, 2009), hồ ly ngàn năm (My girl friend is Gumiho, 2010)….
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-7
 Phim My girl
Tác phẩm mới nhất của cặp chị em nổi tiếng này là Feeling Good (tên cũ Jeju Island Gatsby) và có nhiều tin đồn nhà sản xuất bộ phim đang mời Bi Rain đảm nhận vai chính. Nếu tin đồn này là sự thật, đây sẽ là bộ phim đánh dấu sự trở lại của Bi Rain từ sau bộ phim My Lovely Girl (2014).
5. Kim Eun Sook
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-8
Kim Eun Sook 
 Được mệnh danh là “Biên kịch phim rating 20%” hay “Biên kịch vàng” của truyền hình Hàn Quốc vì các bộ phim bà viết đều là những phim thành công vượt trội, gây sốt tại châu Á và luôn đảm bảo một chuẩn rating đáng mơ ước.
Là cái tên bảo chứng sự thành công của các bộ phim, nhưng Kim Eun Sook đã trải qua một con đường sự nghiệp và cuộc sống riêng đầy khó khăn. Phải vừa học vừa làm để nuôi sống 3 chị em, lại gặp thất bại liên tiếp trong các cuộc thi sáng tác nhưng bà vẫn kiên trì theo đuổi giấc mơ biên kịch. May mắn đã mỉm cười với chị khi bộ phim đầu tay Love in Paris (2004) thành công vang dội. Các phim thành công của chị phải kể đến Secret Garden (2010), A Gentleman Digniti (2012), The Heirs (2013)…
Bi mat cua nhung nha bien kich noi tieng cua cac phim chau A-hinh-anh-9
 Phim A Gentleman Digniti
Cùng giống như những biên kịch khác, đề tài trong phim của Kim Eun Sook trải rộng từ câu chuyện của giới doanh nhân tài chính (Love in Paris, Secret Garden-2010), giới diễn viên, người mẫu (On Air, 2008), giới chính trị (Nữ thị trưởng)… nhưng có một đặc điểm riêng không hòa lẫn với các biên kịch khác, đó là lời thoại trong phim của bà rất chất, sẵn sàng đốn tim mọi mọt phim Hàn nào.
HƯƠNG TRẦN

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
15 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí mật của những nhà biên kịch nổi tiếng của các phim châu Á