Vừa rồi, Bộ Chính trị đã họp, ban hành kết luận đề nghị không mở rộng thí điểm nữa, tiến hành sơ kết, tổng kết theo đề xuất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) và Ban Dân vận Trung ương. Bộ Chính trị cũng rất lắng nghe ý kiến của MTTQ và Ban Dân vận trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 18 ở những nơi thực hiện mô hình, cơ chế thí điểm”, bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nói.

Bộ Chính trị yêu cầu dừng thí điểm trưởng ban dân vận kiêm chủ tịch mặt trận

08/07/2020, 17:07

Vừa rồi, Bộ Chính trị đã họp, ban hành kết luận đề nghị không mở rộng thí điểm nữa, tiến hành sơ kết, tổng kết theo đề xuất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) và Ban Dân vận Trung ương. Bộ Chính trị cũng rất lắng nghe ý kiến của MTTQ và Ban Dân vận trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 18 ở những nơi thực hiện mô hình, cơ chế thí điểm”, bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nói.

Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương - Ảnh: MTTQ

Dừng thí điểm trưởng ban dân vận kiêm chủ tịch mặt trận

Ngày 8.7, phát biểu tại Hội nghị Chủ tịch Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố năm 2020, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khẳng định, công tác mặt trận thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực. Đặc biệt là trong phòng, chống dịch vừa qua và triển khai thực hiện gói 62 nghìn tỉ của Chính phủ.

Về những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn yêu cầu, MTTQ các cấp bám sát sự lãnh đạo của Đảng, chủ động nắm tình hình, đổi mới, sáng tạo trong hoạt động.

“Đừng để khi hỏi cán bộ Mặt trận về tình hình kinh tế xã hội cơ bản của địa phương không biết; hỏi thu nhập bình quân, số xã đạt nông thôn mới, số hộ gia đình chính sách, số hộ nghèo cũng không biết thì làm sao mà tham mưu cho đúng, cho sát được”, Chủ tịch Trần Thanh Mẫn yêu cầu.

Song song với đó, MTTQ Việt Nam các cấp cần triển khai hiệu quả Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam về “Đẩy mạnh vận động toàn dân tích cực tham gia phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và tiếp tục phòng, chống, khắc phục tác động của đại dịch COVID-19.

“MTTQ các cấp cần chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, những nơi bị ảnh hưởng sạt lở bờ sông, hạn hán, xâm nhập mặn, giông lốc, mưa đá.” Chủ tịch Trần Thanh Mẫn lưu ý.

Bà Trương Thị Mai, Trưởng Ban Dân vận Trung ương ghi nhận hoạt động giám sát, phản biện xã hội ngày càng đi vào trọng tâm, trọng điểm; việc phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân tại mỗi phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội ngày càng được đại biểu quốc hội quan tâm và trả lời tại mỗi phiên họp.

Đặc biệt, trong điều kiện thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, những nơi Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận, công việc mặc dù tăng lên nhưng đội ngũ cán bộ Mặt trận đã chủ động sắp xếp lại công việc để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, nhân dân giao phó.

Việc sắp xếp chức danh này, hiện có 2 mô hình thí điểm thu hút được sự quan tâm, một là chức danh của Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận, hai là mô hình hoạt động chung cho MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.

“Vừa rồi, Bộ Chính trị đã họp, ban hành kết luận đề nghị không mở rộng thí điểm nữa, tiến hành sơ kết, tổng kết theo đề xuất của MTTQ Việt Nam và Ban Dân vận Trung ương. Bộ Chính trị cũng rất lắng nghe ý kiến của MTTQ và Ban Dân vận TƯ trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 18 ở những nơi thực hiện mô hình, cơ chế thí điểm”, bà Trương Thị Mai nói.

Đề cập đến mô hình Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch MTTQ cấp huyện, bà Nguyễn Lan Hương cho biết, cho đến thời đểm đại hội, hầu hết các quận, huyện tại thành phố Hà Nội không tiếp tục thực hiện mô hình đồng thời nữa mà sẽ tách Trưởng ban Dân vận và Chủ tịch MTTQ.

“Chỉ còn 11 đồng chí cấp ủy viên có thể duy trì mô hình đồng thời. Đó cũng là sự khẳng định sự cần thiết, xác định rõ nhiệm vụ của đồng chí Trưởng ban Dân vận, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho đồng chí Chủ tịch MTTQ”, bà Nguyễn Thị Lan Hương nói.

Cùng với đó, MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên cần phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận Trung ương tổ chức lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân đóng góp vào văn kiện Đại hội lần thứ 13 của Đảng.

Ông Hà Văn Hùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cũng chia sẻ, hiện nay ở một số địa phương, việc triển khai mô hình Trưởng Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Mặt trận, có nơi thành công nhưng có những nơi còn gặp nhiều khó khăn bởi nhiệm vụ kiêm nhiệm, chính bởi vậy cần có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai mô hình này.

Lập 18 đoàn giám sát chi trả gói 62.000 tỉ

Chia sẻ về vai trò của mặt trận tham gia giám sát việc chi trả cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM Tô Thị Bích Châu cho biết, thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã thành lập 18 đoàn giám sát và 425 đoàn giám sát ở cấp huyện để đảm bảo việc triển khai gói 62.000 tỉ đến đúng đối tượng và không xảy ra sai sót.

Từ thực tế giám sát, bà Tô Thị Bích Châu cho rằng, việc triển khai hỗ trợ đối với các doanh nghiệp hiện chưa rõ ràng, thủ tục hành chính còn rườm rà, chính bởi vậy cần phải gỡ khó và có cơ chế mở cứu doanh nghiệp, không để hiện tượng “doanh nghiệp phá sản xong mới hỗ trợ”.

Bên cạnh đó, quy định hỗ trợ đối với những hộ kinh doanh nhỏ lẻ có doanh thu dưới 100 triệu/năm không phù hợp với TP.HCM bởi thực tế doanh thu của các hộ kinh doanh lớn hơn con số này, chính bởi vậy việc triển khai gói hỗ trợ cho các đối tượng này gặp khó.

Nêu một số bất cập trong triển khai Nghị định 64 của Chính phủ, bà Tô Thị Bích Châu đề nghị MTTQ Việt Nam cần kiến nghị với Chính phủ sửa lại một số nội dung trong Nghị định cho phù hợp với thực tế, trong đó liên quan tới việc miễn thuế cho các doanh nghiệp ủng hộ cho các cơ sở y tế.

Lấy ví dụ từ việc doanh nghiệp tại TP.HCM hỗ trợ các bệnh viện trên địa bàn xe cấp cứu và xe cứu thương nhập khẩu từ nước ngoài, những doanh nghiệp này vẫn phải đóng thuế nhập khẩu trực tiếp và không nhận được chính sách ưu đãi từ Chính phủ.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Chính trị yêu cầu dừng thí điểm trưởng ban dân vận kiêm chủ tịch mặt trận