Trả lời câu hỏi của nữ đại biểu Ksor H'Bơ Khăp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng mất rừng không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện mà do con người có tư duy sai trái.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Mất rừng không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện

Tuyết Nhung | 06/11/2020, 16:00

Trả lời câu hỏi của nữ đại biểu Ksor H'Bơ Khăp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng mất rừng không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện mà do con người có tư duy sai trái.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai - Ksor H’Bơ Khăp chiều 6.11 đã chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường về việc tiếp tục ủng hộ việc xây dựng, phát triển thủy điện nhỏ hay không?

hinh-anh(1).png
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Ảnh: Internet

Đại biểu này cũng đề nghị Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi: "Ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có mối quan hệ gì với thực trạng bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam?".

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định thủy điện không phải nguyên nhân làm mất rừng, mà do cách con người khai thác tài nguyên không dựa vào quy luật tự nhiên. 

Ví dụ: Na Uy có rất nhiều thủy điện nhưng dựa trên thế năng tự nhiên. Chúng ta tận dụng mọi cơ hội nhưng chấp nhận mất rừng. Khi đó, nguyên nhân là do con người.

"Đại biểu nói với tôi rừng quan trọng như thế nào? Tôi nghĩ rằng rừng là trời, rừng còn quý hơn cả trời. Vì tôi thở không khí từ việc cây rừng lọc khí CO2 và nhả khí O2 cho tôi thở. Rừng là nơi cung cấp 70% các tài nguyên cho cuộc sống của con người", ông Trần Hồng Hà nói.

Về lý do mất rừng, ông Trần Hồng Hà giải thích kỹ: "Mất rừng là do chúng ta tư duy sai trái, đó là trong nhà toàn dùng đồ gỗ, sử dụng các động vật hoang dã. Mất rừng chính là người ta đã thay thế rừng tự nhiên bằng những cánh rừng sản xuất bình thường như cây cà phê - không thể thay thế được hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Tôi muốn nói rằng chúng ta phải hiểu là mất rừng còn nhiều nguyên nhân khác. Từ góc độ này, với tư cách là người làm môi trường, chúng tôi sẽ cùng với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét, cùng Quốc hội rà soát từng mét vuông đất nếu chuyển từ rừng tự nhiên và rừng phòng hộ đặc dụng".

Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, rà soát từng m2 đất nếu chuyển đổi từ rừng tự nhiên hoặc rừng phòng hộ.

"Sắp tới, đối với rừng phòng hộ đặc dụng, những nơi nào mà không còn rừng nhưng chức năng phòng hộ và bảo vệ con người thì chúng ta phải phục hồi lại rừng nguyên sinh đúng với bản chất tự nhiên", ông nói.

 Đại biểu Ksor H’Bơ Khăp không hài lòng với câu trả lời của Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Giơ bảng sử dụng quyền tranh luận sau đó, đại biểu Ksor H’Bơ Khăp nói: "Tôi rất cảm ơn vì bộ trưởng đã khẳng định rằng cây rừng tự nhiên là vấn đề cốt lõi của mọi vấn đề trong bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tôi rất chăm chú lắng nghe và cố gắng thấu hiểu, nhưng bộ trưởng có nghe mà không hiểu tôi hỏi gì. Câu hỏi của tôi bộ trưởng chưa trả lời. Tôi hỏi bộ trưởng có ủng hộ tiếp tục xây dựng thuỷ điện nhỏ nữa hay không? Câu hỏi có hoặc không chứ không có nhưng. Tôi hỏi theo bộ trưởng, ông trời, mẹ thiên nhiên và rừng có mối quan hệ gì với thực trạng bảo vệ rừng hiện nay? Nó liên quan đến việc sạt lở vừa qua ở miền Trung, không tự nhiên mà trời mưa được, không tự nhiên mà địa chất đứt gãy".

"Bộ trưởng có nói trong hội trường này rằng dân ở đó sống cả trăm năm nay và họ trồng rừng cây sản xuất, đấy chính là lý do của việc sạt lở. Tức là cây rừng tự nhiên đã mất đi từ lâu rồi, không có sự cải tạo đất nên gây ra địa chấn và vấn đề môi trường. Trách nhiệm của bộ trong việc đánh giá vấn đề môi trường đối với các dự án, công trình rõ ràng là có sai sót nên mới gây ra hậu quả như ngày hôm nay", 
đại biểu Ksor H’Bơ Khăp nói thêm.


Bên cạnh đó, đại biểu Gia Lai nhấn mạnh: "Thứ ba là với tư cách chuyên gia, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng thấy trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam? Câu này bộ trưởng cũng chưa trả lời",

Sau phần tranh luận này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị bộ trưởng Trần Hồng Hà trao đổi kỹ lại để đại biểu nắm rõ thông tin, dành thời gian ở Quốc hội cho các đại biểu chất vấn những vấn đề khác.

Trước đó, tại phiên thảo luận KT-XH, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, ở các vùng sạt lở nghim trọng như vùng sạt lở Rào Trăng 3, khu kiểm lâm 67 (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế), khu vực Binh đoàn 337 (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Trà Leng, Trà Vân (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam), Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) là khu vực ở độ cao từ 300-900m và chưa thể kết luận là do thủy điện.

Bài liên quan
Vai trò của công nghệ trong phòng chống cháy rừng tại Los Angeles
Nhờ một loạt công nghệ, cháy rừng được dự báo và phát hiện kịp thời, qua đó giảm thiểu thiệt hại mà thảm họa này gây ra.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
12 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Mất rừng không có nghĩa là nghĩ đến thủy điện