Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm như thế tại Hội nghị tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế tổ chức hôm nay (12.9) tại TP.HCM.

Bộ trưởng Y tế: GĐ bệnh viện cần tiến sĩ làm gì?

Hồ Quang | 12/09/2016, 21:00

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm như thế tại Hội nghị tăng cường quản lý chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế tổ chức hôm nay (12.9) tại TP.HCM.

Giám đốc bệnh viện không cần phải tiến sĩ hay thạc sĩ

Theo bà Tiến, ngoài chất lượng chuyên môn tốt, một bệnh viện có chất lượng phải có quản trị tài chính, quản trị hạ tầng, quản trịnhân sự, quan hệ xã hội và truyền thông... tốt.

“Người quản trị tài chính chỉ là biết chi bao nhiêu,đóng thuế bao nhiêu, còn lại bao nhiêu... Đó là cách làm của thời bao cấp. Ngay này, người quản trị tài chính phải biết hoạch định chiến lược làm thế nào để tăng thu nhập, hạn chế thất thu, giảm chi phí. Chủ trương của Bộ Y tế là giao quyền tự chủ cho các bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện có quyền quyết định mọi việc, từ con người cho đến thu chi như thế nào”, bà Tiến nói.

Bà Tiến cho rằng, việc yêu cầu giám đốc sở y tế hay giám đốc bệnh viện phải có bằng tiến sĩ là điều không cần thiết, không phù hợp với tình hình thực tế. Một giám đốc cần phải thực hành, chứ không cần phải là người nghiên cứu hàn lâm.

“Giám đốc Sở Y tế hay giám đốc bệnh viện cần gì phải biết 2, 3 ngoại ngữ, cần gì phải tiến sĩ, thạc sĩ....Đó làquan niệm lạc hậu, quan niệm của thời bao cấp. Giám đốc là người quản lý, chứ đâu phải là nhà nghiên cứu hàn lâm gì mà đòi hỏi phải tiến sĩ hay thạc sĩ”, bà Tiến bày tỏ quan điểm.

Dù trong thời gian qua ngành y tế đã xây dựng nhiều đề án và hoạt đồng nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh nhưng Bộ trưởng Tiến thừa nhận vẫn cònnhiều thiếu sót và hạn chế trong công tác khám, chữa bệnh.

Bà Tiến chỉ rõ: đó là tình trạng thái độ giao tiếp ứng xử của một bộ phận y bác sĩlàm việc trong bệnh viện chưa tốt, chăm sóc người bệnh chưa chặt chẽ. Việc mổ nhầm, trả kết quả nhầm và những sai sót trong y khoa đã xảy ra, thậm chí xảy ra ở những bệnh viện đầu ngành của cả nước.

“Những bài học đau xót của ngành y tế trong thời gian gần đây cho thấy những bệnh viện đầu ngành có chất lượng chuyên môn tốt, nhận được sự tin yêu và khen ngợi của người dân, nhưng chỉ vì một vài sự cố đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế chúng ta”, Bộ trưởng Tiến chua xót khi nói về những yếu kém của ngành y tế trong thời gian qua.

Từ những sự cố về chất lượng dịch vụ bảo vệ, tường ẩm mốc, nhà vệ sinh, nhầm người bệnh... theo Bộ trưởng Tiến những tồn tại trên là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do năng lực y tế chưa đáp ứng về số lượng và chất lượng; giường bệnh nội trú còn thiếu so với nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân; chính sách pháp luật về khám chữa bệnh, cung cấp thuốc, bảo hiểm y tế, viện phí chậm được đổi mới nên chưa theo kịp với sự phát triển của xã hội; mặt trái của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, áp lực công việc căng thẳng của nhân viên y tế...

“Nếu các bệnh viện không quản lý được toàn diện chất lượng các dịch vụ thì rất có thể những sự cố đó sẽ còn lặp lại”, Bộ trưởng Tiến cảnh báo.

Chất lượng bệnh viện tốt sẽ có thu nhập cao

Kể từ khi ban hành bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện từ năm 2013 đến nay. Với 83 tiêu chí của bộ tiêu chí này trong 3 năm qua các bệnh việnđã lấy đó làm công cụ kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện của mình.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết từ năm 2014 đến 2015 phần lớn các Sở y tế đã có lãnh đạo sở phụ trách quản lý chất lượng và phân công cán bộ đầu mối quản lý chất lượng, tỷ lệ đơn vị thành lập phòng, tổ quản lý chất lượng tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thành lập phòng quản lý chất lượng tăng từ 2,97% năm 2014 lên 15,19% năm 2015; tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thành lập tổ quản lý chất lượng tăng từ 43,06% năm 2014 lên 91,19% năm 2015.

Theo đánh giá của Bộ Y tế sau 3 năm thí điểm đã được các bệnh viện tích cực áp dụng bộ tiêu chí này và đã có những chuyển biến rõ rệt từ cải tiến quy trình khám chữa bệnh, trả kết quả xét nghiệm đến môi trường, cảnh quan, xây dựng phácđồ, chất lượng chuyên môn, chủ động báo cáo sự cố y khoa và nhiều mặt tích cực khác....

Nhiều bệnh viện đã tích cực cải tiến chất lượng như: niêm yết bảng giá thu viện phí; nhà vệ sinh sạch sẽ; cam kết thời gian đăng ký khám bệnh; đơn vị thông tin và bảng chỉ đường; quy trình tiếp nhận bệnh nhân bảo hiểm y tế; wifi miễn phí phục cho bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân...

“Tôi đã trực tiếp đi rất nhiều tỉnh, thành phố và nhìn thấy sự thay đổi đó. Đánh giá một cách hết sức khách quan thì chất lượng khám, chữa bệnh của nhiều bệnh viện đã thay đổi hẳn bộ mặt. Nếu chúng ta cùng có quyết tâm, có niềm đam mê thì tôi tin tưởng phong trào cải tiến chất lượng sẽ ngày càng nâng lên và tương lai rất gần sẽ là “người người cùng phấn đấu nâng cao chất lượng”.

Có chất lượng tốt người bệnh sẽ hài lòng hơn, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế có thu nhập tốt hơn, yên tâm công tác hơn”, bà Tiến chia sẻ.

Hồ Quang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Y tế: GĐ bệnh viện cần tiến sĩ làm gì?