Sau hơn 70 năm lưu hành, ca khúc 'Baby, It’s Cold Outside' đã bị từ chối phát tại nhiều đài radio ở Mỹ và Canada trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Ca khúc Giáng sinh kinh điển bị cấm vì phần lời bất chợt bị xem là ‘phản cảm’

Chí Thiện | 09/12/2018, 09:11

Sau hơn 70 năm lưu hành, ca khúc 'Baby, It’s Cold Outside' đã bị từ chối phát tại nhiều đài radio ở Mỹ và Canada trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Baby It’s Cold Outside là một bản song ca. Trong đó, nhân vật nam cố gắng thuyết phục nhân vật nữ nên ở lại qua đêm bởi vì trời quá lạnh để có thể về nhà. Mặc dù ca khúc này không hề đề cập đến ngày lễ cụ thể nào trong năm thế nhưng nó luôn được xem là một ca khúc Giáng sinh do yếu tố thời tiết và trở thành kinh điển.

Frank Loesser và vợ - Lynn Garland - vào năm 1956

Baby It’s Cold Outside do Frank Loesser (1910-1969) – một nhà soạn nhạc nổi tiếng từng đoạt giải Tony và Puliter - sáng tác vào năm 1949. Đây là tác phẩm ông dành riêng cho vợ để cả hai nhảy cùng nhau trong những buổi tiệc. Frank Loesser bán bản quyền ca khúc này cho hãng MGM và sau đó được sử dụng trong bộ phim Neptune’s Daughter (1949). Tại lễ trao giải Oscar 1950, nó đã chiến thắng hạng mục “Ca khúc nhạc phim hay nhất”.

Kể từ đó đến nay, có rất nhiều nghệ sĩ đãhát lại Baby It’s Cold Outside như Ray Charles, Michael Bublé, Tom Jones, Dolly Parton, Lady Gaga, Colbie Caillat, Cee Lo Green, Lady Antebellum, Kelly Clarkson, Martina McBride, Fantasia… Thậm chí, cái tên của nó còn trở thành một trong những dòng chữ phổ biến nhất vào ngày lễ Giáng sinh trên toàn thế giới.

Đáng tiếc, Baby It’s Cold Outside gần đây đã bất ngờ vấp phải sự phản đối. Theo CNN, Brian Figula - giám đốc của đài radio được nghe nhiều nhấtthành phố San Francisco - đã rút ca khúc này ra khỏi danh sách nhạc phát vào dịp Giáng sinh năm nay sau khi nhận được hơn 100 lời than phiền từ khán giả về phần lời “phản cảm”. Cách đây không lâu, một đài radio của tiểu bang Cleveland cũng thực hiện động thái tương tự.

Cụ thể, nhân vật nữ trong Baby, It’s Cold Outside liên tục từ chối lời mời của gia chủ ("I ought to say no, no, no, sir") và hoài nghi về ly nước trong tay mình (“Say, what's in this drink?”). Nhiều người cho rằng đây là một hành động khiếm nhã và nên được xem là quấy rối tình dục.

Trong bối cảnh phong trào #MeToo và chiến dịch chống nạn lạm dụng tình dục tại nơi làm việc ngày càng lan rộng,nhiều tác phẩm nghệ thuật từ quá khứ đã bị đưa ra xem xét rằng liệu chúng có còn phù hợp với xã hội hiện đại hay không.

Phim Animal House

Ví dụ như trào lưu phim Animal House khá phổ biến vào cuối thập niên 1970 và kéo dài đến thập niên 1980. Mô tuýp thường thấy là một nhóm nam thiếu niên tìm cách quan hệ tình dục với bạn gái hoặc xem đó là phần thưởng cho tuổi mới lớn. Thành công nhất trong đó là Animal House (1978) với doanh thu phòng vé lên đến 141 triệu USD so với kinh phí sản xuất 3 triệu USD. Nhiều khán giả nhận định những bộ phim này đã truyền đi các thông điệp tiêu cực về giới và góp phần hình thành nên “văn hóa cưỡng hiếp”.

Dee Garcia – một MC radio tại tiểu bang Arizona – nói rằngBaby, It’s Cold Outside không phải là một trường hợp duy nhất. “Nếu như chú tâm lắng nghe những gì đang được phát trên các kênh radio, bạn sẽ thấy có rất nhiều ca khúc còn tồi tệ hơn nhiều.

Đặc biệt là top 40 của Billboard hay bảng xếp hạng dành riêng cho hip-hop”, cô nói. “Điều khác biệt là những bài hát đó không tạo ra sự phẫn nộ mạnh mẽ hoặc khiến chúng tôi nhận hàng ngàn email than phiền từ khán giả như 'Baby, It’s Cold Outside'. Họ chỉ đơn thuần là chấp nhận chúng như những bài hit mới”.

Idina Menzel và Michael Bublé trình bày 'Baby, It's Cold Outside'

Trong suốt 25 năm làm việc tại đài radio của mình, Brian Figula chưa gặp bất kỳ trường hợp nào như thế. Anh cho rằng có lẽ do nhạc Giáng sinh mang tính cá nhân đối với khán giả nhiều hơn là các ca khúc do nghệ sĩ trẻ trình bày. Tuy nhiên, trong một cuộc bỏ phiếu trực tuyến do đài radio của Figula thực hiện vào giữa tuần, 91% trong số 10.000 khán giả tham gia đã đồng ý đưa Baby, It’s Cold Outside trở lại.

Ở những đài radio khác trên toàn nước Mỹ, Baby, It’s Cold Outside ít chịu ảnh hưởng hơn nhưng cũng có ghi nhận sự thụt giảm trong số lần nó được phát. Ví dụ như đài radio chuyên phát nhạc Giáng sinh lớn nhất nước là WLTW (New York) đã giảm từ 22 xuống 8 trong một tuần.

Trả lời phỏng vấn của NBC, Susan Loesser – con gái của Frank Loesser – cho rằng nguyên nhân đằng sau scandal ầm ĩ này chính là Bill Cosby – nam diễn viên gạo cội vừa bị buộc tội tấn công tình dục.

“Trước phong trào #MeToo, tôi thỉnh thoảng vẫn nghe người ta nói rằng 'Baby, It’s Cold Outside' là một bài hát phản cảm. Điều đó làm tôi bực mình bởi vì nó chỉ đơn thuần là ca khúc tràn đầy tình yêu thương cha viết cho mẹ. Thế nhưng kể từ khi Bill Cosby bị bắt, tôi nghe suốt”, bà nói. “Mọi người hãy nghĩ đến bối cảnh ca khúc được sáng tác. Vào thập niên 1940, ‘Cái gì trong ly nước’ là một câu nói đùa phổ biến chứ không mang ý nghĩa ‘tôi chuốc thuốc cô’”.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ca khúc Giáng sinh kinh điển bị cấm vì phần lời bất chợt bị xem là ‘phản cảm’