Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022.

Cà Mau: Ứng phó tai nạn hàng không dân dụng theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”

N.T | 04/06/2022, 19:16

Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2022.

Theo đó, phương châm phối hợp ứng phó tai nạn hàng không dân dụng là ưu tiên cứu người trước, cứu phương tiện và hàng hóa sau. Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành tập trung, thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện trong suốt quá trình tổ chức thực hiện công tác ứng phó tai nạn, sự cố.

Công tác ứng phó sự cố, tai nạn tàu bay phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”. Sử dụng mọi nguồn lực có thể huy động để nâng cao hiệu quả cho công tác ứng phó. Chủ động xây dựng các phương án, kịch bản chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị thích ứng cho hoạt động cứu hộ theo từng tình huống và thích hợp theo từng địa bàn khu vực xảy ra tai nạn, sự cố.

Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau báo cáo Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành Trung ương đề nghị hỗ trợ trong công tác cứu nạn.

Đảm bảo an toàn tối đa cho lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố, tai nạn hàng không dân dụng. Đảm bảo yêu cầu về an ninh, quốc phòng, môi trường.

Có 2 khu vực ứng phó tai nạn hàng không dân dụng gồm, trên đất liền và trên biển. Theo đó, trên đất liền đảm bảo triển khai TP.Cà Mau, nơi tập trung đông dân cư sinh sống và gần khu vực hoạt động của Cảng hàng không Cà Mau. Trên biển bao gồm khu vực vùng biển ven bờ, vùng lộng, vùng khơi thuộc địa bàn 6 huyện ven biển của tỉnh gồm Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân.

Bài liên quan
Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau
Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: Ứng phó tai nạn hàng không dân dụng theo phương châm “bốn tại chỗ” và “ba sẵn sàng”