1 kg cà phê Việt Nam được xuất khẩu với giá chỉ 2 USD, trong khi nước ngoài mua về xử lý, dán nhãn mác của thương hiệu vào thì bán được giá tới 200 USD, lợi nhuận gấp 100 lần… Nghịch lý này vẫn còn tiếp diễn khiến đời sống của người trồng cà phê khó khá lên được.

Cà phê Việt xuất khẩu 2 USD/kg nhưng nước ngoài mua về bán 200 USD/kg

tuyetnhung | 21/04/2017, 13:23

1 kg cà phê Việt Nam được xuất khẩu với giá chỉ 2 USD, trong khi nước ngoài mua về xử lý, dán nhãn mác của thương hiệu vào thì bán được giá tới 200 USD, lợi nhuận gấp 100 lần… Nghịch lý này vẫn còn tiếp diễn khiến đời sống của người trồng cà phê khó khá lên được.

Lượng xuất khẩu cao, mang về giá trị thấp

Trong năm 2016, cả nước có 24 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Tỷ lệ nội địa hóa một số ngành được nâng cao như điện thoại di động, dệt may... Mặc dù kết quả được ghi nhận khả quan so với những năm trước nhưng giá trị gia tăng của nhiều nhóm ngành hàng mang lại vẫn chưa thực sự cao.

Phát biểu tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2017 diễn ra ngày 20.4, ông Lại Xuân Môn - Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam cho biết hiện nay, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong năm 2016, xuất khẩu rau củ quả đã vượt gạo, tuy xuất khẩu với khối lượng lớn nhưng giá trị mang về lại rất thấp.

Ví dụ tiêu, điều là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất nhì thế giới, tuy nhiên giá trị chỉ đứng thứ 6. Giá trị thấp nên đời sống của người nông dân vẫn khó khăn.

Về nguyên nhân, Chủ tịch Hội nông dân Việt Nam cho biết có rất nhiều như chính sách thiếu đồng bộ, chưa liên thông; quy hoạch sản xuất; khoa học kỹ thuật và công nghệ; hạ tầng khó khăn; thiếu vốn; quy hoạch trong vấn đề liên kết vùng, địa phương, các bộ ngành trung ương; đầu vào, đầu ra cho sản phẩm; chất lượng nguồn nhân lực; Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp thấp; đàm phán tiếp thị còn yếu.

Cái gốccủa vấn đề ở đây theo ông Môn là xuất khẩu tăng về số lượng, chất lượng nhưng phải đảm bảonâng đời sống người nông dân lên. "Tăng số lượng, chất lượng nhưng đời sống của người nông dân không tăng thì không có giá trị. Đích là để cho đời sống của người sản xuất phải được nâng lên", ông nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, ông cho rằng cần rà soát tất cả cơ chế chính sách đồng bộ, liên thông, hiệu quả chứ không phải chỉ xúc tiến xuất khẩu chẳng hạn như phải quy hoạch đất đai, các vùng sản xuất phải đồng bộ, quy hoạch cả về hạ tầng như đường, điện, nước; về giống cầngắn với bảo quản, chế biến, tiêu thụ.

Vềkhoa học công nghệ,Chính phủ phải đặt hợp đồng với Viện nghiên cứu cây trồng chủ lực quốc gia. Như vậy mới tạo ra những giống có năng suất, chất lượng.

Phải cải cáchhệ thống thương mại

Cũng bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, muốn nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu, Việt Namphải bám vào chuỗi giá trị hàng hóa nông sản để xem lại từng doanh nghiệp, từng ngành có thể làm gì, có thể cải tiến áp dụng khoa học công nghệ ở khâu nào.

Chuỗi giá trị của hàng nông sản xuất khẩu bắt đầu từ nghiên cứu, thiết kế ra giống, kỹ thuật và công nghệ là chăm sóc trồng trọt, đến bảo quản, chế biến, cuối cùng là thương mại và người tiêu dùng. Qua rất nhiều khâu nên phải nắm chắc có thể cải tiến được gì:

Thứ nhất là giống - khâu mang lại giá trị gia tăng cao nhất nhưngViệt Nam chưa làm được. Chăm sóc, thu hoạch còn hao hụt rất nhiều (khoảng 20%), bảo quản, chế biến còn rất yếu. Đây là khâu các Trung tâm nghiên cứu phải làm, nhưng chưa có đặt hàng cụ thể.

"Một là Nhà nước chọn, đặt hàng, nếu không làm thì doanh nghiệplàm", ông Nam góp ý.

Thứ hai là trồng trọt và chăn nuôi, nay không thể làm như xưa, quy trình này cần phải có người nghiên cứunhưng chưa làm, lúa nhiều nhưng chất lượng thấp và lẫn loạinên gạo không thể bán được giá cao.

Thứ ba là tiêu thụ và chế biến. Tiêu thụ vẫn theo lối truyền thống, chưa có cải biến, đa phần là bán tiểu ngạch nên rủi ro cao, gây hao hụt giá trị sản phẩm, còn chế biến hiện lại rất yếu.

"Ví dụ như mặt hàng cà phê chỉ xuất khẩu được với giá bán 2 USD/kg, trong khi đối với những sản phẩm đã chế biến được nước ngoài mua về và bán lại với giá 200 USD/kg. Đây chính là bóc lột người nông dân để nuôi người tiêu dùng ngoài nước", ông Nam nêu ra.

Thứ tư, khâu marketingphải cũng cải tiến để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

Tóm lại, để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản xuất khẩu Việt Nam, riêng khâu tiêu thụ sản phẩm là khâu cần thiết phải quan tâm. Do chúng ta làm ra nhiều sản phẩm nhưng không nắm được thị trường tiêu thụ nên chúng ta luôn luôn phải bán rẻ.

Theo đó, cải cách hệ thống thương mại, sản xuất lớn thì thương mại cũng phải cải biến lại, không thể bằng lòng với thương mại nhỏ lẻ, gây tổn thất lớn cho người nông dân, lợi ích của người tiêu dùng. Phải cải cách mạnh về thương mại, tạo nên những tập đoàn thương mại lớn, nếu có được thương hiệu thì doanh nghiệp mới có đất sống, mới làm ăn được.

Cách làm nông nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc

Về chính sách đối với nông nghiệp, Nhật Bản và Hàn Quốc đầu tư cho nông nghiệp rất lớn. Kinh tế nông nghiệp tại Hàn Quốc chỉ đóng góp 2% vào GDP nhưng nhà nước đầu tư hơn 6% GDP vào khoa học công nghệ, vốn, kho bảo quản, cơ sở đầu mối để đấu giá phục vụ cho nông nghiệp. Còn tại Việt Nam, nông nghiệp đóng góp 17-18% vào GDPnhưng đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp chỉ hơn 5% GDP.

Ở Nhật Bản, Hàn Quốchọ quy hoạch vùng sản xuất đường, điện, nước, giống đến tận ruộng, đồng nhất các loại giống, gắn với kho bảo quản và định hướng xuất khẩu. Tại Hàn Quốc, tất cả nông dân đều có kho bảo quản. Quy hoạch vùng lúa tại Hàn Quốc chỉ có khoảng 900.000 ha nhưng có thể đảm bảo an ninh lương thực cho 52 triệu người, vẫn còn xuất khẩu. Tại Nhật, quy hoạch vùng lúa là 1.500ha, đảm bảo lương thực cho 127 triệu người và 1 phần xuất khẩu.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà phê Việt xuất khẩu 2 USD/kg nhưng nước ngoài mua về bán 200 USD/kg