Tin tưởng vào sự giới thiệu của cán bộ thi hành án và bản định giá tài sản của một công ty, anh M. phải “ngậm đắng nuốt cay”, lỗ khoảng 140 triệu đồng khi mua lô đồ gỗ "thi hành án"…

Cả tin cán bộ thi hành án, ôm lỗ hơn trăm triệu đồng

Hồ Hùng | 08/12/2016, 14:17

Tin tưởng vào sự giới thiệu của cán bộ thi hành án và bản định giá tài sản của một công ty, anh M. phải “ngậm đắng nuốt cay”, lỗ khoảng 140 triệu đồng khi mua lô đồ gỗ "thi hành án"…

Cán bộ thi hành án dám tự ý bán tài sản đấu giá?

Anh Ngô Thanh M., ngụ đường Phan Đình Phùng, P.An Lạc, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, cho biếtgần đâyanh quen biết ông Bùi Việt Dũng, chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự Q.Cái Răng. Sau nhiều lần gặp gỡ, chuyện trò, ông Dũng tiết lộ cho anh M. một cơ hội làm ăn: đang có mộtlô đồ gỗ cổ, tuổitừ tận thời phong kiến, cần bán. Lô hàng này thuộc diện tài sản phát mãi để thi hành án, đã kê biên xong xuôi, nhưng nếu anh M. có nhu cầu mua để kiếm lời thì cứ liên hệ ông Dũng, mọi chuyện sẽ được giải quyết.

Chuyên nghề xây dựng, nhưng anh M. cũng dò hỏi nhiều người bạn, và được biết nếu đúng là đồ gỗ thời cổ thật thì sẽ kiếm lời kha khá. Ngay sau đó, anh liên hệ ông Dũng để xem qua lô đồ cổ. Đó là 1 bộ bàn ghế gỗ cẩm cẩn xà cừ khá tinh xảo, 1 ghế nằm bằng gỗ, 1 bộ tủ thờ làm bằng gỗ gõ đỏ cẩn xà cừ và 1 bộ tranh liễn (4 cái) cũng bằng gỗ gõ đỏ cần xà cừ.

Trước đó, Chi cục Thi hành án dân sự Q.Cái Răng đã làm hợp đồng thuê Công ty TNHH Thẩm định giá độc lập (TP.HCM), thẩm định giá lô đồ gỗ này với mức giá thỏa thuận là 5,5 triệu đồng. Và theo giấy tờ mà ông Dũng cung cấp cho anh M., thì giá trị của lô đồ gỗ này được thẩm định lên đến 210 triệu đồng.

Theo quy định, nếu là tài sản kê biên của thi hành án thì phải thông qua đấu giá công khai. Sau khi định giá, việc mời gọi người tham gia đấu giá sẽ được tiến hành công khai, minh bạch theo ngày giờ được thông báo trước, ai trả giá cao nhất thì được mua. Tuy nhiên, anh M. kể: “Nhưng ông Dũng nói, căn cứ theo giá này, nếu tôi muốn mua thì cứ điện thoại cho ông để giao tiền và nhận hàng”.

Thấy giá khá rẻ, lại tin tưởng ông Dũng là cán bộ thi hành án, lô hàng lại được định giá, đóng dấu mộc đỏ chót, nên anh M. quyết định mua. Ngày 19.11, anh giao cho ông Dũng 200 triệu đồng (nợ lại 10 triệu đồng) và yêu cầu được nhận hàng. Và bất ngờ, lô hàng này không hề nằm trong kho hay tại cơ quan nào, mà đích thân ông Dũng dẫn anh M. đến nhà của người bị kê biên tài sản là ông Trần Hữu Đ., ở quận Cái Răngđể chở hàng.

Lô đồ gỗ anh M. được chào mời

“Khi nhận số đồ gỗ này, tôi thấy ông Dũng cũng không hề làm biên bản, giấy tờ gì với ông Hữu Đ. hết, mà cứ bảo tôi cứ cho người vào khuân, mang lên xe chở đi”, anh M. nói.

Ai ngờ… đồ giả

Ngay trong đêm 19.11, anh M. cho xe tải chở thẳng lô đồ gỗ này về Long An. Và trưa 20.11, anh M. sững sờ khi các thợ mộc kinh nghiệm lâu năm, cho biếtlô đồ gỗ không phải gỗ gõ đỏ… quý giá gì hết, mà toàn là gỗ tạp. Theo họ ước tính, trị giá cả lô đồ gỗ này không quá 60 triệu đồng! Như vậy, với 200 triệu đồng bỏ ra mua- chưa kể chi phí vận chuyển, thì anh M. lỗ mất 140 triệu đồng!

Hoảng hốt, anh M. điện thoại cho ông Dũng hay và đòi lại tiền, tuy nhiên theo anh M.,“ông ta bảo tôi nếu không chịu mua thì chở đồ gỗ xuống Cần Thơ trả lại. Sau khi tôi mang xuống, ông Dũng hẹn tôi tại 1 quán cà phê ở khu dân cư 586 (quận Cái Răng), và gửi lô đồ gỗ ở đó. Còn số tiền 200 triệu đồng thì ông ta không chịu trả lại tôi”.

Đây chỉ là gỗ tạp!

Đếnngày 4.12, ông Dũnggặp anh M. tại mộtquán cà phê. Tuy nhiên, ông vẫn không chịu trả lại 200 triệu đồng, mà cho rằng đã giao hết cho ông Trần S.H.- người được thụ hưởng phần tài sản phát mãi sau khi đấu giá. Trước đó, ông S.H. thắng kiện ông Hữu Đ. trong vụ kiện đòi số nợ 200 triệu đồng. Và ông S.H. thì cho biết mình đã lấy tiền trả nợ, chi xài hết, nên cũng không thể hoàn lại cho anh M.

“Tôi chỉ là người trung gian”

Tiếp xúc PV, ông Bùi Việt Dũngcung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh mình chỉ là người trung gian trong việc mua bán này. Theo ông, lô đồ gỗ này thuộc sở hữu của ông Hữu Đ., nhưng do ông thua kiện ông S.H., tòa đã có bản án, nên cơ quan thi hành án phải kê biên theo quy định để có cơ sở thi hành án cho ông S.H.

“Tuy nhiên, do thông báo đấu giá công khai nhưng không có ai đăng ký mua, nên vào tháng 7.2016, giữa ông Hữu Đ. và ông S.H. đã có biên bản thỏa thuận, có sự chứng kiến của đại diện cơ quan thi hành án”. Theo bản thỏa thuận này, ông Hữu Đ. sẽ giao hết lô đồ gỗ không bán đấu giá được cho ông S.H. để trừ nợ, và xem như sự việc đã giải quyết xong, cơ quan thi hành án không cần “ra tay” nữa.

“Và sau đó, khi anh M. có nhu cầu mua, thì tôi giới thiệu, chỉ như người trung gian để giúp các bên thôi, chứ không dính dánggì đến cơ quan thi hành án”, ông Dũng nói. Và theo ông, khi sự việc vỡ lở, chính ông cũng đã nhiều lần khuyên anh M. nên kiện công ty thẩm định giá, nếu anh M. cho rằng đây là lô đồ gỗ giả và mức giá 210 triệu đồng là sự thẩm định sai. Tuy nhiên, để làm được điều này, trước tiên anh M. phải thuê mộtcông ty khác định giá lại, để chứng minh Công ty TNHH Thẩm định giá độc lập đã làm ăn hời hợt.

Kết quả anh M.mua nhầm lô hàng giả chỉ vì quá tin vào uy tín người giới thiệu là chấp hành viên cơ quan thi hành án và sự thẩm định giá của mộtcông ty tư nhân.

Thanh Ngọc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cả tin cán bộ thi hành án, ôm lỗ hơn trăm triệu đồng