Sáng 8.12, kỳ họp thứ 3 HĐND TP.HCM khóa 9 bắt đầu với phiên chất vấn các giám đốc Sở. Mở đầu phiên họp, các đại biểu HĐND TP đã chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn về các nội dung xoay quanh 2 chủ đề chính là cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng.

Đại biểu HĐND TP.HCM: Xây nhà cao tầng trong nội đô làm kẹt xe nghiêm trọng

Phan Diệu | 08/12/2016, 13:45

Sáng 8.12, kỳ họp thứ 3 HĐND TP.HCM khóa 9 bắt đầu với phiên chất vấn các giám đốc Sở. Mở đầu phiên họp, các đại biểu HĐND TP đã chất vấn Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn về các nội dung xoay quanh 2 chủ đề chính là cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng.

Đại biểu Tô Thị Bích Châu hỏi về việc cấp đất xây dựng nhà cao tầng, đặc biệt là các trung tâm thương mại tại nội đô thì Sở Xây dựng có tính tới việc kẹt xe, ùn tắc giao thông hay không? Cụ thể, tại giao lộ Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lê Lợi, ở2 trung tâm thương mại Saigon Center và Saigon Square thường xuyên xảy tình trạng kẹt xe.

Trả lời chất vấn của đại biểu, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn nói rằng các dự án nhà ở cao tầng, trung tâm thương mại ở nội đô đều được các cơ quan chức năng thẩm định kỹ thuật, phù hợp với quy hoạch, quy trình nên mới được cấp phép xây dựng. Các dự án này cũng được các Sở xem xét và trình UBND công nhận chủ đầu tư, chấp thuận chủ đầu tư theo các yếu tố được thẩm định như mật độ xây dựng, chỉ tiêu dân số, hệ số sử dụng đất, cốt, số tầng cao…

Ông Tuấn thừa nhận hiện nay có bất cập là một số dự án nhà cao tầng ở TP.HCM xảy ra tình trạng hạ tầng xã hội không theo kịp tốc độ xây dựng từ hệ thống đường, hệ thống viễn thông, điện, nước, phòng cháy chữa cháy, môi trường… Các dự án này thường nằm xen kẽ trong khu dân cư gây khó khăn cho việc hoàn thiện hạ tầng.

Ông Tuấn cho biết Sở đã thấy được sự bất cập trên nên trong thời gian tới, để đảm bảo sự kết nối công trình hạ tầng kỹ thuật tại khu vực đó thì khi xem xét cấp phép, các cơ quan chuyên môn sẽ đặt ra vấn đề phải kết nối với giao thông, với hạ tầng kỹ thuật. Để giải quyết được vấn đề này thì chỉ có cách giải quyết đồng bộ giữa hạ tầng nhà ở với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của TP.

Để hạn chế kẹt xe, TP đang triển khai các công trình giao thông đảm bảo sự kết nối đồng bộ và khắc phục, ngăn ngừa ùn tắc giao thông cục bộ ở các điểm này.

Sau phần trả lời của Giám đốc Sở Xây dựng, đại biểu Tô Thị Bích Châu nói rằng chưa hài lòng bởi câu hỏi vẫn chưa được trả lời đúng trọng tâm.

Bên cạnh việc cấp phép xây dựng, đại biểu Bích Châu cũng chất vấn về việc Sở Xây dựng nhận tin tố giác nhũng nhiễu của thanh tra xây dựng như thế nào trong khi người dân báo lên phường, lên quận, lên thành phố vẫn không được xử lý? Sở sẽ khắc phục tình trạng này như thế nào?

Về vấn đề này, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho biết hiện Sở Xây dựng có 1.044 người. Tháng 12.2013, TP đã ban hành quy chế phối hợp về quản lý nhà nước giữa thanh tra xây dựng của Sở Xây dựng với UBND phường xãđể xử lý sai phạm.

Còn bất cập trong phối hợp giữa thanh tra xây dựng của Sở Xây dựng và địa phương trong từng trường hợp cụ thể sẽ có kiểm tra và xử lý. Trong quy chế đã có phân công trách nhiệm cụ thể.

Trong khi đó, đại biểu Đoàn Thị Ngọc Cẩm chất vấn việc nhiều hộ dân ở huyện Cần Giờ có đất và đã chuyển đổi thành đất ở lâu năm nhưng khi xây dựng nông thôn mới thì đất của người dân không nằm trong khu dân cư, do một trong những tiêu chí quy hoạch của khu nông thôn là phải quy hoạch khu dân cư. Sở Xây dựng giải quyết vấn đề này như thế nào khi người dân có nhu cầu xây dựng?

Trả lời câu hỏi này, ông Tuấn nói Sở sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể nhưng nguyên tắc là nếu có quy hoạch được phê duyệt đã được công bố nhưng chưa triển khai thì vẫn đảm bảo quyền sở hữu đất và tài sản công trình cho chủ sở hữu công trình, cá nhân hộ gia đình ở trên đất đó, trong đó có cấp phép xây dựng.

Liên quan vấn đề này, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng yêu cầu Sở nắm lại cụ thể từng vấn đề và đưa ra cách xử lý phù hợp cho người dân. Bởi lẽ, vấn đề này không chỉ xảy raở Cần Giờ mà cònrất nhiều trường hợp ở5 huyện ngoại thành khác.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
9 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu HĐND TP.HCM: Xây nhà cao tầng trong nội đô làm kẹt xe nghiêm trọng