Đến nay, tổng số vốn ODA mà các Bộ đề nghị cắt giảm là hơn 4.717 tỉ đồng. Theo đó có tới 10/12 bộ, ngành cam kết hoàn thành giải ngân trong năm nay.

Các Bộ đề nghị cắt giảm hơn 4.700 tỉ đồng vốn ODA

Tuyết Nhung | 12/10/2020, 18:29

Đến nay, tổng số vốn ODA mà các Bộ đề nghị cắt giảm là hơn 4.717 tỉ đồng. Theo đó có tới 10/12 bộ, ngành cam kết hoàn thành giải ngân trong năm nay.

Tính đến hết 9 tháng đầu năm nay, Bộ Tài chính cho biết tỷ lệ giải ngân vốn ODA (vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài) là hơn 4.315 tỉ đồng, tăng hơn 558,6 tỉ đồng so với tháng 8. Trong đó có 2.671 tỉ đồng là phần giải ngân tiếp dự toán 2019 và phần vốn kéo dài, chuyển nguồn.

cac-bo-xin-cat-giam-4700-ti-dong-von-oda(1).jpg
10/12 bộ, ngành cam kết hoàn thành giải ngân trong năm nay

Bộ Tài chính cũng ghi nhận có 10/12 bộ, ngành cam kết hoàn thành giải ngân trong năm nay sau khi điều chỉ giảm kế hoạch vốn. Tổng số vốn các bộ đề nghị giảm kế hoạch vốn đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và chuẩn bị báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định là hơn 4.717 tỉ đồng.

Bộ Tài chính cho rằng kết quả giải ngân của các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi hiện vẫn thấp là do chưa có khối lượng cho giải ngân, nguyên nhân là do các dự án chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước, ví dụ như: chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, phê duyệt các hợp đồng; việc đấu thầu của nhiều dự án được triển khai chậm, một số dự án có khiếu kiện trong quá trình đấu thầu.

Ngoài ra, quá trình chuẩn bị dự án kéo dài, chuẩn bị đầu tư không kỹ, và các yếu tố khó khăn khách quan khác dẫn đến phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh dự án trong quá trình thực hiện, gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân. Trong khi đó, các thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay được thực hiện chậm trễ, chưa có cơ sở pháp lý để giải ngân…

Đối với số kế hoạch vốn 2020 đã đề nghị cắt giảm, điều chuyển cho các bộ, địa phương khác, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành xác định rõ là cắt giảm của dự án nào, dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020, dự án nào chỉ giải ngân được một phần để bổ sung kể hoạch vốn bố trí cho dự án đó ngay vào kế hoạch vốn đầu tư 2021. Từ đó, các đơn vị phải đảm bảo dự án có đủ kinh phí để thực hiện theo thời gian và tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ tại các hiệp định vay nước ngoài.

Nói về lý do khiến các bộ ngành xin trả lại nguồn vốn vay nước ngoài, ông Hoàng Hải - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) lý giải do các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động của đại dịch COVID-19 nặng nề hơn so với các dự án trong nước, do hầu hết các hoạt động của các dự án này đều gắn với yếu tố nước ngoài, từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát...

Bên cạnh đó còn nhiều vướng mắc chủ quan như: thủ tục điều chỉnh các dự án hay việc thực hiện các dự án của các bộ, ngành, ban quản lý dự án chậm nên có dự án xin điều chỉnh thời gian giải ngân đồng thời một số dự án lại muốn sử dụng vốn dư.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
5 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các Bộ đề nghị cắt giảm hơn 4.700 tỉ đồng vốn ODA