Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Công điện số 307/CĐ-TTg ngày 8.4.2022 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.
Theo đặc phái viên TTXVN, ngay sau Lễ đón chính thức tại thành phố Bern (Thụy Sĩ), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Guy Parmelin.
Hai "đầu tàu kinh tế" của cả nước là Hà Nội và TP.HCM đã kiến nghị giảm kế hoạch vốn ODA cấp phát với giá trị lần lượt là 4.500 tỉ đồng và 2.916 tỉ đồng.
Tình hình giải ngân vốn đã chậm nay càng chậm hơn do tác động của dịch bệnh. Lo ngại không đạt kế hoạch và chỉ tiêu giải ngân đề ra, nhiều Bộ ngành đề nghị trả lại tiền vốn đầu tư đã được giao.
2 dự án vay vốn ODA gần 100 triệu USD nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu được triển khai tại TP.Đồng Hới, Quảng Bình đang chậm tiến độ khi thời gian thực hiện chỉ còn chưa đầy 3 năm.
Ngay từ đầu năm 2019, TP.HCM đặt mục tiêu tỷ lệ giải ngân vốn trung ương của từng dự án đạt ít nhất 95% trở lên. Tuy nhiên, tính đến ngày 15.9, tổng số vốn đã giải ngân là 11.443 tỉ đồng, chỉ đạt 43% kế hoạch.
UBND TP.HCM yêu cầu các chủ đầu tư không dùng vốn vay để mua sắm ôtô, các loại thiết bị văn phòng, vật tư, thiết bị dự phòng, đào tạo, hội thảo, thanh toán thuế, phí, lãi suất tiền vay…
Việc giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài còn chậm trễ khiến TP.HCM không thể giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu. Từ đó, ảnh hưởng đến tiến độ chung của các dự án, gây mất uy tín của TP.HCM đối với nhà tài trợ nước ngoài và phát sinh nhiều hệ lụy.