Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, tới thời điểm này, các ứng dụng CNTT đã kết nối tập trung, đã liên thông dữ liệu.

Các ứng dụng CNTT phòng chống COVID-19 được kết nối tập trung, liên thông dữ liệu

Thu Anh | 31/05/2021, 13:57

Theo Bộ trưởng Bộ TT-TT, tới thời điểm này, các ứng dụng CNTT đã kết nối tập trung, đã liên thông dữ liệu.

Nói về phòng chống COVID-19 trong bối cảnh mới, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Việt Nam có đủ bộ giải pháp công nghệ phòng chống COVID-19 từ khâu nhập cảnh, xét nghiệm, truy vết, cách ly đến tiêm vắc xin. Gần đây là giải pháp đo nồng độ CO2, dòng chảy không khí để giám sát sự thông thoáng trong nhà.

Ngày 29.5, Bộ TT-TT thành lập Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19, thống nhất một đầu mối toàn quốc về công nghệ, vừa phát triển giải pháp vừa vận hành khai thác các hệ thống CNTT phòng chống COVID-19, đặt tại Cục Tin học hóa. Theo bộ trưởng, các ứng dụng CNTT đã kết nối tập trung, đã liên thông dữ liệu. Đây là bước phát triển quan trọng trong ứng dụng công nghệ và dữ liệu.

cac-ung-dung-cntt-phong-chong-covid-19-duoc-ket-noi-tap-trung-lien-thong-du-lieu.jpg
Ứng dụng Bluezone

Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định giao cho Bộ Y tế và Bộ TT-TT quyết định một số công nghệ áp dụng bắt buộc phục vụ công tác phòng chống COVID-19. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc chủ động phòng chống và phòng chống hiệu quả.

Theo Bộ trưởng Hùng, các giải pháp công nghệ này không chỉ sử dụng trong việc phòng chống dịch COVID-19 mà còn có thể sử dụng lâu dài cho các đại dịch truyền nhiễm khác có thể xảy ra trong tương lai. Thông điệp 5K + vắc xin trở thành thông điệp 5K, vắc xin và công nghệ.

Về áp dụng công nghệ, bộ trưởng nêu rõ 4 điều kiện tiên quyết để đảm bảo thành công. Thứ nhất, một số công nghệ chủ chốt thì phải bắt buộc, tỷ lệ người dùng phải đủ cao. Thứ hai, dữ liệu và xử lý dữ liệu phải tập trung và liên thông giữa các ứng dụng, càng nhiều dữ liệu, càng nhiều nguồn dữ liệu thì truy vết càng nhanh và càng chính xác, càng phát hiện sớm các nguy cơ.

Thứ ba, phần mềm phải viết dưới dạng nền tảng để dễ dùng và dùng chung. Thứ tư, dữ liệu cá nhân sau một tháng lưu trữ thì xóa để người dân yên tâm tuân thủ.

cac-ung-dung-cntt-phong-chong-covid-19-duoc-ket-noi-tap-trung-lien-thong-du-lieu-anh-1.png
Bản đồ dịch tễ COVID-19

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19. Hướng dẫn mới của Bộ Y tế quy định cụ thể về địa điểm, thời điểm, và hướng dẫn sử dụng ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần.

Các ứng dụng phục vụ việc khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, gồm có ứng dụng VHD (Vietnam Health Decleration) và tokhaiyte.vn, ứng dụng Bluezone và ứng dụng NCOVI.

Trong đó, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: “Người dân có smartphone cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để thực hiện khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) và bật chế độ Bluetooth. Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có smartphone phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế VHD và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần…”.

Trước đó, Lạng Sơn là tỉnh thứ 9 trong cả nước cung cấp công cụ bản đồ dịch tễ COVID-19 để giúp cộng đồng theo dõi trực quan thông tin dịch tễ các ca bệnh COVID-19 tại địa phương thông qua mạng internet.

Với bản đồ thông tin dịch tễ COVID-19 tại Lạng Sơn mới được cho ra mắt, giải pháp công nghệ số được bổ sung nhằm phục vụ quản lý, điều hành trong phòng chống dịch bệnh tại địa phương.

Đại diện Sở TT-TT Lạng Sơn cho biết bản đồ cung cấp thông tin dịch tễ COVID-19 giúp người dân không di chuyển đến các điểm nóng, tránh lây nhiễm dịch. Người dân có thể xem những điểm cách ly tập trung, các vùng cách ly y tế và chốt kiểm soát dịch bệnh tại Lạng Sơn hiển thị trên bản đồ theo thời gian thực.

Bản đồ CovidMaps tại địa bàn Lạng Sơn cũng thông báo khu vực sinh sống và địa điểm tiếp xúc của bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong vòng 14 ngày. Điều này giúp người dân dễ dàng xác định được lộ trình người nhiễm COVID-19 và các điểm cách ly tập trung để không di chuyển đến…

Bài liên quan
Người dân có smartphone phải cài ứng dụng khai báo y tế và Bluezone
Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người, người dân phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) và bật chế độ Bluetooth.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các ứng dụng CNTT phòng chống COVID-19 được kết nối tập trung, liên thông dữ liệu