Trang National Interest ngày 28.5 có bài viết Cẩn thận với chiến thuật “nói một đàng, làm một nẻo của Trung Quốc (Beware China’s Stragic doublespeak) của tác giả Van Jackson, đề cập Sách Trắng mới công bố của TQ có nội dung hung hăng hơn, cùng những câu chữ, tuyên bố mù mờ, mâu thuẫn với nhau. Một Thế Giới xin lược dịch giới thiệu cùng bạn đọc.
“Các nước châu Á đang lo lắng về nguy cơ xung đột với TQ lại càng có lý do lo lắng hơn nữa. Sách Trắng Chiến lược Quân sự của TQ mới và hung hăng.
Từ năm 1998 TQ chỉ có 8 Sách Trắng, và không tài liệu nào chú trọng vào chiến lược như Sách Trắng thứ chín này.
Tính hung hăng của nó không chỉ vì nhắc lại việc TQ sẵn sàng đánh nhau với các láng giềng trên tất cả những điểm nóng quen thuộc trong khu vực, mà còn vì nó đặt kỳ vọng cũng đánh nhau ở xa khỏi “đường lưỡi bò 9 đoạn” phi lý của họ.
Nhưng vì chiến thuật “nói một đàng làm một nẻo” của Trung Quốc, Sách Trắng không xóa được tranh luận về những ý đồ dài hơi của TQ.
Sự tăng trưởng kinh tế của TQ tùy thuộc thị trường toàn cầu, và sự tiếp cận các nguồn tài nguyên của thế giới. Sự toàn cầu hóa của nền kinh tế TQ sẽ dẫn đến sự toàn cầu hóa quyền lợi của TQ.
Sách Trắng lập lờ tuyên bố rằng TQ dự báo sự cần thiết phải triển khai hải quân quanh thế giới để bảo vệ các quyền lợi này.
Đối với một số người, dĩ nhiên đấy chỉ là một vấn đề, không có lý do gì phải khó chịu, vì TQ cố tìm cách mượn sự thịnh vượng để vươn tới quyền lực, như Mỹ đã theo đuổi đường hướng này.
Nhưng với những quan ngại khả năng quân sự của TQ, Sách Trắng là một sự kiện đánh dấu một sự thay đổi đường lối mang tính quan trọng về lịch sử:
Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) sẽ không còn chỉ hoạt động trong lãnh hải, ven bờ biển của họ, như các nhà quan sát TQ đã dự báo từ lâu.
Lực lượng này sẽ mở rộng hoạt động lớn hơn, chủ yếu nhắm vào lĩnh vực biển cả. Nó sẽ cải thiện tính hiệu quả trong khả năng triển khai lực lượng ra vùng biển xa, thiết lập các căn cứ và tiếp cận các cảng của thế giới.
TQ tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm các vùng căn cứ ở nước ngoài cho đến khi họ tìm được cách hạn chế được sự tấn công từ bên ngoài.
Chiến lược quân sự của TQ luôn cương quyết không nhường các quốc gia láng giềng Châu Á trong các tranh chấp hiện tại, thậm chí còn ngụ ý rằng nếu các quốc gia láng giềng này vẫn tiếp tục “kém thiện cảm” với TQ thì căng thẳng sẽ ngày càng gia tăng.
TQ còn mở rộng quyền lực ra toàn cầu và gây ảnh hưởng ở vùng biển Hoa Đông và Biển Đông đi kèm với những kinh nghiệm triển khai PLA ra nước ngoài, sẽ củng cố thêm tính sẵn sàng chiến đấu và khả năng phối hợp chiến đấu giữa các lực lượng, điều trước đây là điểm yếu lớn nhất của PLA.
Càng lúc, TQ dần xây dựng những tài liệu mới để củng cố tham vọng độc chiếm Biển Đông bằng cách xây dựng thêm các đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp này.
Với Sách Trắng mới, TQ đang chứng minh sự thật hiển nhiên, rằng PLA trong tương lai sẽ lớn mạnh, tinh nhuệ và sẵn sàng chiến đấu đánh bại bất cứ đối thủ nào, lớn mạnh gấp nhiều lần PLA hiện tại. Do đó với TQ, vấn đề chỉ là thời gian.
Tuy nhiên, thách thức cân bằng TQ vẫn là một khó khăn lớn, và Sách Trắng không nêu bất cứ biện pháp nào để thay đổi.
Các nước láng giềng có thể quan ngại hơn, căng thẳng hơn nếu TQ đạt được tham vọng nêu ra trong Sách Trắng của mình.
Nhưng với bất kỳ nước nào nay cảm thấy dễ chịu, với những lời nói ngụy biện của TQ, rằng TQ hướng tới hòa bình và chỉ phòng thủ, họ sẽ bị mắc bẫy bằng cảm giác nhẹ nhõm trong chiến lược quân sự của TQ.
Thay vì tấn công vũ trang và đánh phủ đầu, TQ nói “phòng thủ chủ động” và “các bước chuẩn bị cho đấu tranh quân sự”.
Sách Trắng cũng trích dẫn rằng “Hòa bình, phát triển và hợp tác cùng có lợi đã trở thành một làn sóng không thể thiếu của thời đại”, trong khi lên tiếng chỉ trích “mối đe dọa từ chủ nghĩa quá quyền, sử dụng quyền lực để can thiệp chính trị vào các nước khác”.
Các điều kiện bên ngoài của TQ được Sách Trắng mô tả là “cơ bản thuận lợi”, tuy nhiên toàn bộ tài liệu này tập trung nói về thách thức khi bành trướng lãnh thổ, vốn đòi hỏi lực lượng quân sự lớn mạnh hơn bao giờ hết.
TQ miệng thì nói họ “sẽ không bao giờ bành trướng”, nhưng Sách Trắng lại mô tả tham vọng triển khai sức mạnh quân sự trên toàn cầu, và còn cho rằng “lực lượng vũ trang TQ vẫn sẽ là lực lượng trung thành để duy trì hòa bình thế giới”
Và trên Biển Đông, TQ tuyên bố “các quốc gia láng giềng đang có những hành động khiêu khích và tăng cường hiện diện quân sự trên … vùng biển mà chính Trung Quốc đang cưỡng chiếm bất hợp pháp”, nơi mà TQ đã xây dựng đường băng và các căn cứ quân sự trên vùng biển đang tranh chấp pháp lý.
Tuyên bố mới nhất trong chiến lược quân sự của TQ thật sự là nói một đường, làm một nẻo, với nội dung quyết đoán với những báo cáo đầu mâu thuẫn và các cụm từ mơ hồ với chủ ý hòa bình trong khi lại phô trương sức mạnh và quả cảm của lực lượng PLA.
Bảo Vĩnh (theo National Interest)