Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã lên tiếng ủng hộ vai trò của Washington tại châu Á. Ông cho rằng sự xuất hiện của quân đội Mỹ là một yếu tố quan trọng để gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.

Singapore: Mỹ là chìa khóa chống lại Trung Quốc ở Biển Đông

Một Thế Giới | 30/05/2015, 05:50

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã lên tiếng ủng hộ vai trò của Washington tại châu Á. Ông cho rằng sự xuất hiện của quân đội Mỹ là một yếu tố quan trọng để gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực.

Phát biểu về việc Mỹ tăng cường hoạt động quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào ngày thứ Sáu, Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định các lực lượng của Mỹ là “một yếu tố quan trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực”. Đặc biệt là trong kế hoạch kiềm chế tham vọng của chính quyền Bắc Kinh, đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh.

Với những căng thẳng đang gia tăng ở châu Á và nỗ lực của Trung Quốc để xây dựng hàng loạt đảo nhân tạo ở Biển Đông, ông Lý cho rằng Washington đang đóng vai trò tích cực trong khu vực. Những hoạt động của Mỹ đều liên quan đến nhiều vấn đề giữa các quốc gia, với mục đích thúc đẩy khu vực châu Á- Thái Bình Dương trở nên ổn định hơn.

Nhận xét của Thủ tướng Lý Hiển Long được đưa ra tại buổi khai mạc hội nghị thượng đỉnh về an ninh diễn ra hàng năm ở Singapore, trong thời điểm Bắc Kinh cố gắng cáo buộc Washington gây ra chia rẽ trong khu vực. Mặc dù Singapore từ lâu đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Washington, và nhiều nước có quan hệ thương mại như Trung Quốc, nên thường tìm tránh các xung đột giữa hai cường quốc.

Bài phát biểu của ông Lý đã mở đầu cho cuộc Đối thoại Shangri-La , trong đó có sự tham gia của các quan chức quân sự cấp cao từ Mỹ và các nước châu Á, bao gồm cả Trung Quốc. Sự kiện này được đánh giá có tầm quan trọng trong thời điểm hiện tại, do các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, khi Bắc Kinh liên tục vi phạm các quy tắc quốc tế trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philippines.

Ngược lại, Trung Quốc chỉ trích các quốc gia can thiệp sâu vào tranh chấp nội bộ ở Biển Đông, ám chỉ hoạt động quân sự của Mỹ trong thời gian gần đây. Và đưa ra cảnh báo về “những hành động khiêu khích” tại một số vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố là có chủ quyền lãnh thổ.

Trong khi đó, Mỹ cho biết quân đội sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tại châu Á-Thái Bình Dương, đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter nói rằng “Mỹ sẽ đẩy mạnh hoạt động quân sự tại bất cứ khu vực nào được luật pháp quốc tế cho phép, có thể là trên toàn thế giới”. Đồng thời, thách thức tham vọng của Trung Quốc tại một số khu vực nhất định thuộc Biển Đông.

Singapore đã cho phép Hải quân Mỹ triển khai tàu chiến tại các khu vực do mình quản lý. Bốn tàu chiến của hải quân sẽ luân phiên có mặt tại Singapore vào cuối năm 2017, phục vụ cho các nhiệm vụ tại đây. Nhận định về quá trình phát triển nhanh chóng của Singapore trong 50 năm qua, kể từ khi độc lập, ông Lý khẳng định ảnh hưởng chính xuất phát từ phía Mỹ: “ Chúng tôi hưởng lợi từ một khu vực ổn định, nhờ có sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.”

Mặc dù phản đối các tranh chấp ngày càng căng thẳng giữa các nước, Thủ tướng Lý Hiển Long không chỉ trích trực tiếp các hoạt động của Trung Quốc. “Cho đến nay sự trỗi dậy của Trung Quốc là tương đối hòa bình. Chìa khóa để tăng cường sự ổn định là tiếp tục mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Tuy nhiên, những yêu sách trên Biển Đông với hành động đơn phương, không nên được sử dụng,” ông nói.

Ông Lý cho rằng các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực đã cảnh giác với sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai cường quốc lớn tại châu Á-Thái Bình Dương. “Không một quốc gia nào muốn nghiêng hẳn về phía Mỹ hay Trung Quốc,” ông Lý Hiển Long nhấn mạnh.

Hàn Giang ( theo WSJ

Bài liên quan
Elon Musk thúc đẩy kế hoạch sử dụng dữ liệu ô tô điện ở Trung Quốc cho tham vọng AI của Tesla
Tesla đang thúc đẩy kế hoạch sử dụng dữ liệu từ Trung Quốc để phát triển hệ thống hỗ trợ lái ô tô điện của mình toàn cầu, những người có kiến thức về công việc này chia sẻ với hãng tin Reuters.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Singapore: Mỹ là chìa khóa chống lại Trung Quốc ở Biển Đông