Những ngày gần đây, câu chuyện cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam lại một lần nữa trở thành chủ đề gây xôn xao dư luận.

Căng thẳng đối thoại tại Hãng phim truyện Việt Nam: Nóng lên vì... lô đất vàng

Hải Yến | 19/09/2017, 21:22

Những ngày gần đây, câu chuyện cổ phần hóa hãng phim truyện Việt Nam lại một lần nữa trở thành chủ đề gây xôn xao dư luận.

Đây không phải lần đầu tiên, đề tài này được mang ra bàn tán bởi dường như hành trình IPO của đơn vị này gặp khá nhiều trắc trở.

Cổ phần hóa vì... "lô đất vàng"

Trước đó, hồi trung tuần tháng 4.2016, Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) đã tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng sau hơn 60 năm hoạt động, trong đó có tới hơn 20 năm hoạt động thua lỗ. Tuy nhiên, kết quả IPO sau đó được HNX công bố cho thấy VFS chỉ bán được 115.000 cổ phần, với giá bình quân 10.200 đồng một cổ phiếu để thu về gần 1,2 tỷ đồng. Dù theo kế hoạch, số cổ phần được chào bán là 525.000 (10,5% vốn điều lệ), tương đương số tiền thu về tối thiểu là 5,25 tỷ. Cũng căn cứ trên cơ cấu vốn, hãng phim được định giá khoảng 52 tỷ đồng.

Lý giải về sự ế ẩm của cổ phiếu VFS, giới đầu tư cho rằng tình hình tài chính khá bi đát của đơn vị này là lý do chính. “Điểm sáng” duy nhất khiến nhà đầu tư có thể tỏ ra quan tâm tới VFS là các lô “đất vàng” của hãng đang quản lý. Cụ thể là trụ sở đặt tại số 4 Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội) có diện tích sử dụng gần 5.500m2. Ngoài ra, hãng còn có 905m2 đất có địa chỉ trên phố Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) làm khu chứa đạo cụ, đoàn xe và quản lý khu đất rộng 6.382 m2 tại Đông Anh (Hà Nội); hơn 1.200m2 tại Khu đất số 6, Thái Văn Lung (Bến Nghé, TP.HCM) làm trường quay phim… nhưng có thông tin cho rằng tất cả đất này đều là đất thuê hoặc đã hết hợp đồng từ lâu, không được tính vào giá trị doanh nghiệp.

Diễn viên Quốc Tuấn, tỏ ra bức xúc khi ban điều hành cuộc họp yêu cầu mọi người viết những thắc mắc, tâm tư nguyện vọng ra giấy. Các nghệ sĩ cho rằng họ cần đặt câu hỏi công khai.

Quá trình cổ phần hóa của VFS không chỉ dừng lại ở việc cổ phiếu ế ẩm mà còn khiến các nghệ sĩđiện ảnh kỳ cựu bức xúc là bởi, dù đã có tới gần 60 năm tuổi đời và là một trong những tên tuổi quen thuộc với rất nhiều người dân Việt Nam, đã sản xuất ra những bộ phim trở thành niềm tự hào của điện ảnh Việt nhưng thương hiệu của VFS chỉ được định giá bằng 0.

Chưa kể, theo kế hoạch cổ phần hóa VFS được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chấp thuận, ngoài việc IPO 10,5% vốn, Nhà nước nắm giữ 20% và 4,5% bán cho cán bộ, nhân viên, có tới 65% vốn còn lại của VFS sẽ được bán cho một tên tuổi hoàn toàn lạ lẫm trong giới nghệ thuật và có phần “trái tay” là Công ty Vận tải thuỷ (VIVASO).

Ngoài ra, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khá “mập mờ” cũng khiến cộng đồng nghệ sỹĩ đặt nhiều nghi vấn. Theo tờ Tiền Phong, việc đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược chỉ được thực hiện ở một tờ báo địa phương, có lượng phát hành nhỏ; việc lựa chọn chỉ chốt lại sau 10 ngày cũng hạn chế việc tìm ứng viên. Điều đó dẫn tới “bi hài”: Biểu tượng của ngành điện ảnh nằm trong tay một đơn vị chuyên về lái tàu, kinh doanh cảng sông (là Tổng Cty Vận tải Đường thủy VIVASO).

Mới đây, Chi hội Điện ảnh của Hãng phim truyện Việt Nam đã gửi đơn kêu cứu tới Hội Điện ảnh Việt Nam. Trong lá đơn, các thành viên Chi hội điện ảnh này khẳng định cổ phần hóa là một chủ trương đúng đắn, là điều mà cán bộ, công nhân viên hãng đều mong muốn. Tuy nhiên, họ không đồng tình với cách thức cổ phần hóa.

Chi hội Điện ảnh VFS và các nghệ sĩcũng bày tỏ mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát chặt chẽ và có những giải pháp thay đổi căn bản về tiến trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam sao cho tài sản của nhà nước không bị thất thoát.

Địa điểm hãng phim thành hàng ăn, lãnh đạo bảo... không có

Giải đáp về chuyện trả lương thấp, ông Nguyên nhấn mạnh có làm có hưởng, không làm không hưởng.

Trong chiều 19.9, lãnh đạo Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso tổ chức cuộc họp với các nghệ sĩ để làm rõ các vấn đề liên quan.

Chia sẻ ngay tại buổi gặp gỡ, diễn viên Quốc Tuấn bức xúc cho rằng các lãnh đạo đã không tôn trọng các nghệ sĩ, hứa mà không làm. Trong cam kết ghi một năm chỉ có một phim truyện nhựa và một phim video, tức là chỉ có 2 đạo diễn làm việc. Mà hãng phim có tới 8 đạo diễn và họ gần như không có việc để làm, không thể cống hiến vì không có công việc nào được giao trước đó. Các nghệ sĩ bức xúc ở đây chính là sự không quan tâm sâu xát, không trả lương và không tạo việc làm cho các anh em nghệ sĩ chứ không phải là do những việc đồn đoán khác. Các nghệ sĩ cho biết, họ ủng hộ chủ trương cổ phần hóa, nhưng bất bình vì quá trình cổ phần hóa hãng Phim truyện Việt Nam chưa công khai, minh bạch. Bởi sau khi tiếp quản, ban lãnh đạo mới không có định hướng làm phim, trả lương không đầy đủ theo cam kết trước khi cổ phần hóa, gây nhiều xáo trộn về cơ sở vật chất...

Bên cạnh đấy, chính ông Vũ Quốc Tuấn Phó trưởng phòng Quay phim cho biết, kho đạo cụ nhìn thì cũ kỹ nhưng đã góp phần không nhỏ cho việc ra đời nhiều tác phẩm điện ảnh của Việt Nam. Xét về một khía cạnh nào đó, nó còn mang ý nghĩa về cả vật chất lẫn tinh thần.

Cùng với việc chuyển kho đạo cụ, kho kịch bản cũng được di dời sang “nhà mới” là Viện Phim Quốc gia, chuyện di dời này khiến Phòng Biên kịch cũng thắc mắc, bởi nơi này đang lưu giữ cả trăm kịch bản quý giá. Vì đã di dời, không còn lưu giữ kịch bản tại trụ sở phố Thụy Khuê nên nhân viên phòng được gợi ý là có thể làm ở nhà, nếu có sản phẩm được duyệt thì sẽ được trả công, còn công ty vẫn sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm cho nhân viên và cán bộ.

Ông Nguyễn Danh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vận tải thủy - Chủ tịch HĐQT, đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam khẳng định, việc dọn kho chỉ là để cải tạo nâng cấp sửa chữa kho cũ ở Thụy Khuê mà thôi. Ông cũng cho biết, HĐQT đã chỉ đạo Ban Giám đốc thực hiện giám sát cùng với người trực tiếp quản lý phòng đạo cụ, kiểm tra những đạo cụ nào bị mục nát thì bỏ đi, đạo cụ nào vẫn sử dụng được thì liệt kê danh sách giữ lại.

Đạo diễn Nguyễn Quốc Tuấn thẳng thắn đặt câu hỏi với lãnh đạo công ty:“Việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam nếu không sáng tỏ thì sẽ để lại nhiều hệ lụy. Còn nhiều đơn vị nhà hát khác đang nằm ở khu đất vàng, biết đâu sẽ có ngày bị như Hãng phim truyện Việt Nam?”.

Ông Tuấn cũng nghi ngại có ai chắc 90% doanh thu của Công ty cổ phầnđầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam đến từ phim? Hay đến từ thu nhập từ nhà hàng, khách sạn hay cho thuê... mà những lô đất vàng mang lại? Lúc đó, có ai nỡ trách phạt doanh nghiệp kiếm tiền từ thu nhập khác để nuôi phim? Đây là điều lo lắng, nghi ngại của rất nhiều người trong việc “đổi chủ".

Với địa điểm được cho thuê là lô đất vàng ngay tại hãng phim nhưng đại diện của Công tycổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam khẳng định là không có việc đó?!

Chỉ trả lương cho người nào... thật sự làm việc?!

Về vấn đề tạo việc làm cho các nghệ sĩ để cống hiến, nghệ sĩ, đạo diễn Quốc Tuấn cho biết: "Hiện nay Hãng phim đang mập mờ trong cách làm việc. Trong bản cam kết ghi một năm chỉ có một phim truyện nhựa và một phim video, tức là chỉ có 2 đạo diễn làm việc. Vậy 8 đạo diễn còn lại có được tính là làm việc hay không? Chúng tôi muốn công việc, muốn cống hiến nhưng anh không cho chúng tôi cơ hội đó. Tôi muốn anh giải thích thế nào là công việc?” ông Tuấn bức xúc nói

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Thủy Nguyên - Chủ tịch Hội đồng Công ty Vận tải thuỷ (VIVASO) cho rằng sẽ trả lương cho ai đến cơ quan làm việc. Còn số tiền cụ thể sẽ áp dụng như trước khi cổ phần hóa và hiện nay đang áp dụng hình thức tạm ứng. "Nguyên tắc trả lương là có làm có hưởng. Tôi chưa hề cắt lương các đồng chí. Tôi trả lương cho các đồng chí đúng như trước khi cổ phần. Khi tư nhân cổ phần hóa chúng tôi phải công bằng. Có những người 3 năm không đến cơ quan mà vẫn lĩnh lương, đóng bảo hiểm bình thường, thì các đồng chí suy nghĩ gì? Tôi sẽ không trả lương nếu các đồng chí 2-3 năm không đến cơ quan hoặc đến mà không làm gì”, ông Nguyên cho hay.

Cụ thể, ông Nguyên phân tích về quy chế có 2 vấn đề phải trả lương. Không thể nói không làm không công. Nhóm thứ nhất làm theo giờ công, nhóm thứ hai làm theo sản phẩm. "Tôi đã nói nếu các đồng chí làm sản phẩm như các đồng chí biên kịch, đạo diễn thì các đồng chí phải xác định theo cái gì? Công ty đã yêu cầu nhưng hiện giờ chưa thực hiện được. Đồng chí nào đăng kí theo giờ công hay theo sản phẩm? Nếu đăng kí theo giờ công thì chúng tôi đã có quy định lương và việc rõ ràng. Những người chưa có việc làm thì phải đăng kí. Ví dụ như kịch bản, nếu đăng kí thì phải ghi rõ viết cái gì, đối tượng, đề tài chúng tôi có dùng được không hay có người khác đặt hàng thì tôi ứng tiền".

Việc đối thoại vẫn còn khá nóng và các câu hỏi vẫn chưa được trả lời thỏa đáng khi các nghệ sĩ cho rằng Công ty vẫn chưa đáp ứng được những vấn đề các nghệ sĩ mong mỏi.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng đối thoại tại Hãng phim truyện Việt Nam: Nóng lên vì... lô đất vàng