Ông chủ Carlsberg Cees‘t Hart cho rằng dùng keo tái sinh thay vì nhựa để gắn kết các lon bia với nhau là một khoản đầu tư vào môi trường.
Hãng sản xuất bia quốc tế Carlsberg đã công bố kế hoạch cắt giảm rác thải nhựa đầy kịch tính – tất cả sẽ có cả sự tham gia của bạn – kế hoạch nằm ở lon bia bạn mua.
Công ty công bố một công nghệ mới có tên là “Snap Pack” sẽ làm thay đổi cách họ bán bia lon. Thay vì dùng nhựa truyền thống kết kiện bia 6 lon, “Snap Pack” của Carlsberg sẽ thay bằng một loại nhựa gắn kết các lon lại với nhau.
Mô tả công nghệ “Snap Pack” như là “lần đầu tiên trong ngành hàng bia”, hãng Carlsbeg của Đan Mạch cho biết, Snap Pack sẽ giảm lượng nhựa mà hãng sử dụng để đóng gói các kiện sáu lon xuống 76%. Nói chung, công ty dự tính lượng rác thải nhựa sẽ giảm xuống 1.200 tấn mỗi năm – tương đương lượng nhựa mà bạn có thể tìm thấy trong 60 triệu bao nhựa.
Theo nhiều thông tin, keo dán trong công nghệ Snap Pack đủ mạnh để gắn kết các lon bia với trong trong suốt quá trình vận chuyển và tồn trữ, nhưng lại dễ dàng tách ra khi cần.
CEO của tập đoàn Carlsberg, Cees’t Hart phát biểu trong một thông báo hôm 6/8 đây là “một ngày quan trọng” đối với doanh nghiệp.
“Snap Pack của Carlsberg sẽ giảm đáng kể lượng rác thải nhựa, và chúng tôi nhìn về hướng tạo cho người tiêu dùng của chúng tôi những trải nghiệm tốt hơn với tác động môi trường ít hơn,” ông nói.
Carlsberg gần đây đã đầu tư mạnh mẽ vào các sáng kiến thân thiện với môi trường. Ngoài dự án Snap Packs, công ty Carlsberg đã chuyển sang thiết kế được chứng nhận “Cradle-to-Cradle Certified” (Có thể tái sinh) thông qua dùng giấy bạc để dán nhãn chai nhằm cải thiện khả năng tái chế. Công ty cũng sử dụng một lớp phủ mới trên các chai thủy tinh để kéo dài tuổi thọ của chúng.
Tất cả đều nằm trong sáng kiến môi trường “Cùng hướng tới số không” của Carlsberg.
Đương nhiên, Carlsberg không đơn độc. Một số công ty mới đây đã công bố các kế hoạch cải thiện dấu chân môi trường và phát động các sáng kiến mới. Starbucks và McDonald’s (ở Anh Quốc), chẳng hạn, đều có kế hoạch loại bỏ các ống hút nhựa trong những năm tới.
Starbucks đã cam kết cấm sử dụng ống hút nhựa vào năm 2020, trong khi McDonald’s sẽ thay chúng bằng ống hút giấy ở tất cả các chi nhánh bên Anh Quốc. TP.New York đang xem xét cấm sử dụng ống hút nhựa trong ngành ăn uống.
Vấn đề rác thải nhựa rất nghiêm trọng. Người châu Âu chẳng hạn, sản xuất ra 25 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, theo Ủy ban châu Âu. Chỉ dưới 30% trong số đó được thu lại để tái sinh.
Trần Bích