Khối OPEP không muốn để mất Nga, cho nên dù có chiều lòng phương Tây, khối này cũng chỉ nhượng bộ một cách chừng mực.

Châu Âu còn khốn khổ hơn nữa vì thiếu khí đốt Nga khi OPEC ngả rõ về phía Điện Kremlin

A.T (theo RFI) | 03/08/2022, 07:57

Khối OPEP không muốn để mất Nga, cho nên dù có chiều lòng phương Tây, khối này cũng chỉ nhượng bộ một cách chừng mực.

Trả lời đài truyền hình Pháp France 24, Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS nhận định: "Trong bối cảnh từ trước chiến tranh Ukraine, thị trường dầu khí thế giới đã rất căng, giá cả liên tục bị đẩy lên cao, tôi nghĩ rằng từ nay đến cuối năm 2022, không có gì thay đổi, tức là mức cung không đủ để phục vụ nhu cầu của thị trường. Có thể giá dầu còn bị đẩy lên cao hơn nữa, nhưng đó chỉ là một khả năng mà thôi".

RFI của Pháp đánh giá châu Âu còn khốn khổ hơn nữa vì khí đốt của Nga. Đồng thời, RFI đưa ra một loạt ví dụ như: "Tại nền kinh tế thứ ba của EU là Ý, vào lúc chính phủ liên minh tan rã, thủ tướng Mario Draghi vẫn đôn đáo đi tìm các đối tác mới. Lệ thuộc đến 45 % vào khí đốt của Nga (trước chiến tranh Ukraine), Ý không có sự chọn lựa nào khác là tìm kiếm đối tác ở châu Phi, đặc biệt là Bắc Phi. Algeria từ cuối tháng 2.2022 đến nay trở thành nhà cung cấp số 1 cho nước Ý.

Tại Berlin, thủ tướng Olaf Sholz đau đầu vì bài toán năng lượng : Nga mà khóa van khí đốt thì GDP của nền kinh tế số 1 EU sẽ mất từ 4 đến 5 điểm tăng trưởng. 100 % khí đốt đưa vào Đức qua các đường ống dẫn là chủ yếu, tất cả đều xuất phát từ Nga. Các nhà cung cấp của Nga chiếm hơn 50 % thị trường Đức.

Giống như Roma, Berlin đã vội vã chuyển hướng sang châu Phi, nhưng chủ yếu nhắm vào Senegal. Đây là nơi Đức đã đầu tư nhiều vào các dự án khí hóa lỏng và các chương trình phát triển năng lượng tái tạo.

Nền kinh tế số 2 EU là Pháp trong chưa hơn một chục ngày lần lượt tiếp lãnh đạo của UAE và cả thái tử Ả Rập Saudi Mohamed Ben Salman với kỳ vọng vào các nước Ả Rập làm hạ nhiệt trên thị trường năng lượng thế giới.

Ngay cả Mỹ cũng phải nhún mình với việc Tổng thống Joe Biden phải đích thân lặn lội tới Riyad để gặp thái tử Ả Rập Saudi dù Mỹ trước đó lên án mạnh mẽ tự quân của nước này.

Nhưng bất chấp những nỗ lực, thậm chí là gạt sĩ diện sang một bên, phương Tây cũng khó làm thay đổi thế cục giá dầu. 

RFI dẫn phân tích của ông Francis Perrin: "Khối OPEP+ không chắc giữ được lời hứa tăng mức sản xuất dầu hỏa cho thế gới, cho dù đó chỉ là một mục tiêu khiêm tốn sản xuất thêm 648 triệu thùng dầu một ngày, vì rất nhiều lý do.

Thứ nhất, Nga là một trong số 23 thành viên của OPEP+ và mỗi quyết định chung cần được toàn khối nhất trí thông qua. Moscow đương nhiên không chấp nhận để cho OPEP+ mở van dầu, vì như vậy bất lợi cho Nga.

Điểm thứ nhì, là bản thân các quốc gia xuất khẩu có lợi khi giá dầu tăng cao. Thí dụ, hiện tại giá một thùng dầu là khoảng 120 USD, và như vậy còn thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm hổi tháng 7.2008 (140 USD/thùng). Khối OPEP hay OPEP+ chẳng dại gì tăng mức cung để làm hạ nhiệt giá dầu.

Lý do thứ ba, khối OPEP không muốn để mất Nga, cho nên dù có chiều lòng phương Tây, khối này cũng chỉ nhượng bộ một cách chừng mực.

Sau cùng, việc sản xuất dầu hỏi hỏi phải có những phương tiện tài chính, kỹ thuật và còn tùy thuộc vào yếu tố địa chính trị nữa. Do vậy, nhiều nhà quốc gia có dầu nhưng không đủ sức để cung cấp thêm cho thế giới. Trong ngành công nghiệp dầu hỏa muốn sản xuất thêm là một chuyện, có làm được việc đó hay không lại là chuyện khác". 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu còn khốn khổ hơn nữa vì thiếu khí đốt Nga khi OPEC ngả rõ về phía Điện Kremlin