Theo TS Giang Chấn Tây, có doanh nghiệp bán lẻ sở hữu 3 - 4 cửa hàng xăng dầu nhưng họ đã tách ra lập thành 3 - 4 doanh nghiệp riêng biệt để được lấy nhiều nguồn, mục đích đối phó với quy định chỉ cho nhập hàng từ 1 nguồn của Bộ Công Thương.

Chỉ cho lấy hàng từ một nguồn, DN bán lẻ xăng dầu thành lập nhiều công ty để 'lách luật'

Hoài Lam | 15/03/2023, 09:17

Theo TS Giang Chấn Tây, có doanh nghiệp bán lẻ sở hữu 3 - 4 cửa hàng xăng dầu nhưng họ đã tách ra lập thành 3 - 4 doanh nghiệp riêng biệt để được lấy nhiều nguồn, mục đích đối phó với quy định chỉ cho nhập hàng từ 1 nguồn của Bộ Công Thương.

Sau tình trạng đứt gãy xăng dầu thời gian qua, câu chuyện liên quan đến nguồn nhập hàng, chiết khấu, chi phí… đối với doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) xăng dầu ngày càng nóng trong các góp ý sửa đổi Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định số 95/2021/NĐ- CP về xăng dầu.

Theo quy định hiện hành, đại lý bán lẻ xăng dầu chỉ được lấy từ một nguồn. Bộ Công Thương cho rằng điều này để bảo đảm kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng, giá bán xăng dầu đến người tiêu dùng.

Ngoài ra, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung ứng xăng dầu (các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối với việc cung ứng khá cạnh tranh) nên đại lý bán lẻ xăng dầu có thể lựa chọn, thay đổi đơn vị cung cấp có uy tín để hợp tác kinh doanh lâu dài.

“Trường hợp cho phép đại lý lấy từ nhiều nguồn, khi có tình trạng khó khăn về nguồn cung như thời gian vừa qua có thể xảy ra tình trạng không đơn vị nào chịu trách nhiệm về việc cung cấp xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ của đại lý (cũng như đối với các thương nhân phân phối hiện nay)”, Bộ Công Thương cho hay.

tay-2.jpeg
Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị hàng loạt nội dung trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu

Tuy nhiên, trong việc sửa đổi Nghị định 83 và 95 về xăng dầu, Bộ Công Thương đưa ra thêm phương án cho phép đại lý kinh doanh xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn (có thể giới hạn từ 2 - 3 nguồn).

Ưu điểm của phương án này là đa dạng nguồn cung cấp xăng dầu cho đại lý, tăng vị thế cho đại lý trong quá trình đàm phán mua hàng. Tuy nhiên, nhược điểm là quy định không phù hợp với Luật Thương mại, khó kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng, giá bán xăng dầu cho người tiêu dùng; khi nguồn cung xăng dầu gặp khó khăn, sẽ không có đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm về nguồn cung cấp xăng dầu cho đại lý.

Trao đổi với phóng viên Một Thế Giới, TS Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty Bội Ngọc cho biết thương nhân phân phối lấy hàng ở 3 nơi nhưng khi mua hàng về lại đổ chung một bể để dự trữ bán ra mà không phân theo hệ thống bồn bể của từng công ty đầu mối. Do đó, hàng hóa luôn bị trộn lẫn nhau, dẫn đến cửa hàng bán lẻ của họ xăng dầu cũng bị trộn lẫn nhau ở 3 nơi để bán.

"Các doanh nghiệp đặt câu hỏi: Vậy thì lý do gì cùng là cửa hàng bán lẻ như nhau mà cửa hàng của DNBL chỉ được lấy một nơi mà không cho lấy ở 3 nơi?", ông Tây nói.

Ông Tây cũng cho hay đã kiến nghị tới Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về vấn đề này, đồng thời chia sẻ hệ lụy của việc không cho DNBL lấy nhiều nguồn dẫn đến DNBL thành lập ra quá nhiều doanh nghiệp nhỏ của gia đình mình.

“Có doanh nghiệp có tới 3 - 4 cửa hàng xăng dầu trước đây đã tách ra lập thành 2 hoặc 3, thậm chí là 4 doanh nghiệp riêng biệt để được lấy nhiều nguồn nhằm đối phó với quy định của Bộ Công Thương, mặc dù trên thực tế cũng chỉ là 1 người sở hữu tất cả các doanh nghiệp đó”, ông Tây nói.

Ông Giang Chấn Tây cho rằng điều này đã làm cho tăng số lượng doanh nghiệp nhưng không tăng về chất lượng và làm phức tạp thêm cho việc quản lý của chủ doanh nghiệp khi phải tách ra hạch toán sổ sách tài chính kế toán, vay trả, xử lý công nợ… của từng doanh nghiệp riêng biệt theo quy định. Ngoài ra, một người chủ phải chia ra cho vợ, con, thậm chí là cháu hay người làm công, đứng tên hộ cho chủ doanh nghiệp, để được lấy nhiều nguồn.

“Ngay cả bản thân tôi cũng tách doanh nghiệp ra cho vợ đứng tên để được lấy nhiều nguồn”, ông Tây nêu.

tay.jpeg
TS Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty Bội Ngọc

Tuy nhiên, theo ông Tây, để đảm bảo quản lý chi tiêu và quản lý tài khoản và cân đối toàn bộ nguồn tiền có được thì người chủ doanh nghiệp phải quản lý cả 3 - 4 con dấu cùng lúc để lệnh chi xuất điều phối nguồn tiền của tất cả các doanh nghiệp mà mình đang quản lý.

“Đây là việc làm phức tạp và không hề dễ chịu, không hề thuận tiện trong quản lý của chủ doanh nghiệp xăng dầu hiện tại đang phải gánh chịu để đối phó với quy định. Do đó, việc chi trả nhầm doanh nghiệp mà ngân hàng phải chuyển trả điều chỉnh cho đúng là chuyện thường xuyên xảy ra với DNBL xăng dầu”, ông Tây chia sẻ.

Thêm vào đó, ông Giang Chấn Tây còn cho rằng, về mặt quản lý nhà nước lại càng phức tạp hơn khi phải quản lý quá nhiều doanh nghiệp, nhất là vấn đề quản lý thuế, nhận báo cáo cùng lúc quá nhiều doanh nghiệp thay vì đúng nghĩa thực chất chỉ 1 doanh nghiệp.

“Thậm chí còn phức tạp hơn về quản lý hóa đơn của cơ quan thuế khi rất nhiều trường hợp gửi từ 1 máy tính, 1 email nhưng nhiều báo cáo cùng lúc, quản lý về điều kiện kinh doanh cũng từ đó mà phải gánh thêm việc… nhưng thu ngân sách thì không tăng thêm”, ông Tây nói và cho đây là hệ luỵ tồi tệ nhất mà ông từng chứng kiến trong suốt quá trình làm việc tại cơ quan nhà nước cũng như quá trình giảng dạy và vận hành hoạt động tại doanh nghiệp.

“Chính vì hệ lụy đó mà ngày hôm nay tôi đang nhận đơn thư có những bao thư có đến 3 - 4 doanh nghiệp gửi đơn cùng lúc trong cùng phong bì, nhưng thực chất tôi khẳng định đó chỉ có 1 chủ doanh nghiệp đúng nghĩa. Nếu cho doanh nghiệp được lấy nhiều nguồn thì tôi tin rằng sẽ có một cuộc sáp nhập hàng loạt doanh nghiệp với nhau để chủ doanh nghiệp dễ quản lý. Đó là điều chắc chắn”, ông Tây chia sẻ.

Ông Tây cho rằng Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nên lập ra tổ đánh giá chuyên đề về tác động tiêu cực của Nghị định 95 do Bộ Công Thương soạn thảo để đánh giá lại tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó rút kinh nghiệm cho việc ban hành nghị định quản lý xăng dầu sắp tới.

Bài liên quan
Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011 - 2021 tại Bộ Giao thông vận tải.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ cho lấy hàng từ một nguồn, DN bán lẻ xăng dầu thành lập nhiều công ty để 'lách luật'