Ngoài việc đề xuất Trung ương tháo gỡ khó khăn về bồi thường giải phóng mặt bằng, tới đây TP.HCM sẽ thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước. Đây là khẳng định của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tại kỳ họp thứ 9 của HĐND TP.HCM khóa IX, ngày làm việc thứ 3 (12.7).
Báo cáo của HĐND TP.HCM cho thấy, tính đến tháng 11.2017, UBND thành phố đã chỉ đạo rà soát 1.269 dự án trên địa bàn (thuộc giai đoạn từ 2001-2011) với tổng diện tích 18.930 ha; trong đó chấm dứt văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của 577 dự án (chiếm tỷ lệ 45,5%), với tổng diện tích là 5.915,1ha đất.
Về công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, giai đoạn 2011-2015, UBND thành phố đã thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất của 91 dự án với tổng diện tích 1.657 ha. Đã tổ chức 90 cuộc thanh tra, phát hiện 21 trường hợp vi phạm, chủ yếu sử dụng đất không đúng mục đích, chậm đưa đất vào sử dụng, tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất.
HĐND TP.HCM cũng cho rằng, công tác phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm còn chậm; còn dự án “treo” nhiều năm. Trong khi đó, vẫn còn gần 930 ha đất chưa sử dụng, 13.930 căn hộ và nền đất chưa bố trí sử dụng tái định cư, một số địa chỉ nhà do Nhà nước quản lý bị lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê lại, liên doanh liên kết không đúng thẩm quyền.
Đến nay, Thànhphố còn 41 địa chỉ nhà đất chưa thu hồi, trong đó khối Trung ương là 13 địa chỉ với tổng diện tích đất phải thu hồi gần 160.000m2.Chẳng hạn trên địa bàn quận 8 có 17 dự án chậm triển khai, chính quyền đã nhiều lần nhắc nhở, họp bàn chủ đầu tư nhưng vẫn không giải quyết được.
Các đại biểucũng cho biết thời qua nhiều nơi trên địa bàn buông lỏng quản lý đất đai, vừa loay hoay tìm quỹ đất phát triển các dự án phục vụ công cộng nhưng lại để nhiều địa chỉ nhà đất hoang phí, chưa khai thác hết.
Về tình trạng dự án treo không thể không nói đếndự án bán đảo Thanh Đa kéo dài hơn 20 năm đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân. Chưa kể một số khu đất công tại đường D1, D2, Khu phố 1, Q.Bình Thạnh bị bỏ hoang hoặc được cho tư nhân thuê lại.
Hiệnở thành phố rấtphổ biến tình trạng cho thuê nhà, đất sai thẩm quyền, thuê với giá rẻ, ngay cả văn phòng UBND quận, huyện và phường, xã, thị trấn cũng đứng ra ký hợp đồng cho thuê. Nhiều công ty kinh doanh, quản lý nhà thuê nhà đất nhưng nợ tiền, có trường hợp nợ trên 70 tỉ đồng. Rồi có nhiều hợp tác xã thuê nhà đất nhưng nợ tiền thuê, liên doanh, hợp tác với các đơn vị khác để cho thuê lại...
Nói về việc xử lý các dự án treo liên quan đến công tác quản lý đất đai, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở TN-MTcho biếtđã đề xuất UBND thành phố việc xử lý các dự án chậm tiến độ theo hướng nếu sau 3 năm giao đất mà không triển khai sẽ bị thu hồi. Sau khi thu hồi các dự án treo, thành phố sẽ giải quyết quyền lợi cho người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn và chuyển nhượng đất. Ngoài ra, Sở TN-MT việc UBND TP giao xây dựng quy chế đấu giáđang được trình Sở Tư pháp thẩm định.
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến của các đại biểu, ông Nguyễn Thành Phong -Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, thành phố sẽ quyết liệt xử lý, thu hồi các dự án treo, không để kéo dài tình trạng chậm tiến độ, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
“Tới đây thành phố sẽ đẩy nhanh việc chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, dịch vụ. Việc khai thác đất đai phải tuân theo thị trường, bán đấu giá các khu đất công đồng thời tuân thủ việc giao đất làm dự án cho chủ đầu tư có năng lực và phù hợp với quy hoạch.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ vừa đề xuất Trung ương tháo gỡ khó khăn về bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng đồng thời cũng sẽ thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước”, ông Nguyễn Thành Phong khẳng định.
Kiên quyết thu hồi, lấy lại mặt bằng công viên
Các đại biểucòn cho biết, trên địa bàn thành phố có nhiều công viên do chưa có quy hoạch chi tiết hoặc có quy hoạch nhưng không còn phùhợp nên không kiểm soát được, dẫn đến việc lấn chiếm đất công viên.
Đáng chú ý nữa làtình trạng tnhiều khu đất do các bộ, ngành Trung ương quản lý, sử dụng từ sau năm 1975 nhưng hiện nay bỏ hoang, gây lãng phí, hoặc sử dụng không đúng quy hoạch. Riêng dọc bến Bình Đông, quận 8 có nhiều kho bãi sau 1975 bị bỏ trống trong khi quận 8 lại đang thiếu đất để xây dựng trường học và các công trình phục vụ công cộng.
Giải trình vấn đề này, ông Bùi Xuân Cường -Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, hiện trên toàn địa bàn có khoảng 542 ha công viên cây xanh, trong đó có nhóm công viên do các đơn vị trực thuộc của SởGTVTquản lý (quy mô 104ha) và nhiều công viên do UBND các quận huyện quản lý.Thực tế thời gian qua có nhiều công viên bị lấn chiếm như Công viên 23/9, công viên Phú Lâm… khi có tới 55% diện tích công viên phục vụ nhà hàng, giải trí.
Để chấn chỉnh tình trạng, ông Cường cho biếtsẽ rà soát, đánh giá lại quy hoạch, kiên quyết thu hồi để lấy lại mặt bằng công viên, nhất là trụ sở cơ quan, nhà dân chiếm dụng.