Với nghị lực mạnh mẽ, ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh nên từ chỗ đói nghèo, không có cái ăn cái mặc, giờ đây ông Phạm Văn Công (66 tuổi, ngụ P.Láng Tròn, TX.Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã trở thành người giàu có trong vùng.

Chuyện cảm động về người đàn ông mua đất lập nghĩa trang từ thiện

Trần Khải | 19/12/2019, 16:35

Với nghị lực mạnh mẽ, ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh nên từ chỗ đói nghèo, không có cái ăn cái mặc, giờ đây ông Phạm Văn Công (66 tuổi, ngụ P.Láng Tròn, TX.Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) đã trở thành người giàu có trong vùng.

Tuy là người có của ăn của để, nhưng ông Công rất giản dị và luôn hết lòng giúp đỡ người nghèo nên được mọi người quý trọng. Từ đó, ông được người dân địa phương đặt cho cái tên gọi thân thương, trìu mến: Ông Ba Công từ thiện.

Từ cuộc đời một thời đẫm nước mắt…

Vợ chồng ông Phạm Văn Công (Ba Công - 66 tuổi) và bà Phạm Thị Nương (68 tuổi) ngày xưa rất cơ cực, vất vả. Ông bà lấy nhau từ năm 1972 và trải qua nhiều sóng gió, thăng trầm của cuộc đời. Dẫu có khó khăn, đói nghèo nhưng chưa bao giờ vợ chồng ông Ba Công lại chùn bước, phó thác cuộc đời cho số phận, mà lấy đó làm động lực để lao động, vươn lên có được cơ ngơi như ngày hôm nay.

“Ngày xưa gia đình tôi nghèo dữ lắm, nghèo đến nỗi không có gạo nấu cơm, nên phải ăn độn rau. Trong giai đoạn mình khổ, chứng kiến cảnh 5 đứa con sống trong cảnh nghèo đói, nhiều khi đi làm về thấy các con nằm ngủ trong đói khát, rách rướimà nước mắt tôi lại tuôn rơi. Tôi nhớ có lần, đi lên tỉnh Bạc Liêu mà trong túi chỉ có 7 đồng bạc thôi, đói khát muốn ăn ổ bánh mì mà không dám mua nữa vì sợ không có tiền đi xe về”, bà Nương hồi tưởng.

Rồi đến một ngày, trong số bạn bè cùng thời với ông Ba Công, làm ăn được, có dư dả nên họ xúm xít lại, người giúp đỡ vợ chồng ông Ba Công cái này, người giúp cái kia. Rồi vợ chồng ông Ba Công cắccủm làm lụng dành dụm từng đồng. Bà Nương kể: “Vợ chồng tôi có thời gian đi bắt heo bán kiếm lời khoảng 12 năm. Thời điểm đó, chúng tôi đi thu mua ổi, mía, cóc, khoai lang… chở bằngxuồngvào ruộng bán. Thấy mình thật thà, nên người tamua tiếp, mỗi người một ít. Bán hết, rồi lúc về vợ chồng tôi muaheo bán kiếm lời. Hễ việc nào làm có lời là vợ chồng tôi làm hết”.

Lúc bà Nương sinh người con trai đầu lòng, vì cuộc sống gia đình rất khổ cực, không có gạo ăn nên vợ chồng bà đành để con ở nhà, nhờ người thân trông giữ để đi bươn chải. Vì phải bận gánh mưu sinh, nên những lúc về nhà thì trời đã tối mịt, khi đó người con trai đầu lòng khát sữa gào khóc bao nhiêu thì lòng bà Nương héo mòn, khóc thương con bấy nhiêu...

Đường vào nghĩa trang từ thiện do ông Ba Công xây dựng - Ảnh: Khải Trần

Lúc chúng tôi đến, bà Nương đang loay hoay soạn mớ quần áo cũ (nhưng còn rất mới) để phân loại, rồi cẩn thận cho vào từng túi ni lông để khi có người nghèo đến xin thì bà đem cho. “Hồi đó, khổ bao nhiêu thì bây giờ cuộc sống của gia đình tôi an nhàn bấy nhiêu. Bởi thế, khi thấy người nghèo là tôi lại giúp đỡ họ, nếu trong khả năng của mình thì họ xin gì tôi cũng cho”, bà Nương khẳng định.

Đến tâm nguyện lập nghĩa trang từ thiện

Nói về việc lập nghĩa trang từ thiện của chồng mình, bà Nương nói, khi mua mảnh đất 9.000m2 ở khóm 2, P.Láng Trònthì nơi đây rất hoang vắng, chỉ toàn ao tù nước đọng và lau sậy mọc um tùm. Tuy vậy, với tâm nguyện không để người nghèo chết mà không có chỗ chôn cất, an nghỉ nên vợ chồng bà Nương đã thuê mướn người bơm đất đổ lên cao, hễ khi nào có tiền là ông bà thuê người bơm đất, chưa có tiền thì tạm gác lại.

Ấy vậy màsau 3 năm miệt mài việc bơm đất, làm nền mộ, cuối cùng nghĩa trang từ thiện do vợ chồng bà Nương lập ra, đã chính thức đi vào hoạt động vào năm 2008 trong sự mong đợi của những người nghèo khó ở địa phương và các tỉnh lân cận. Thậm chí, có những trường hợp tận TP.HCM cũng tìm đến xin chỗ chôn cất cho người thân quá cố.

“Những gia đình có của ăncủa để, khi có người thân qua đời, họ cũng đến gặp hỏi xin vào nghĩa trang an nghỉ và kèm theo lời hứa sẽ đưa cho vợ chồng tôi 10 triệu/huyệt mộ. Nhưng tôi và chồng nhất quyết không chịu nhận số tiền này bởi tôi và ổng đã nguyện với lòng là xây nghĩa trang để làm từ thiện rồi. Bây giờ, có đưa 50 hay 100 triệu thì tôi cũng không lấy nữa, ai muốn chôn cất đến hỏi là gia đình cho hết”, bà Nương khẳng định.

Theo bà Nương, với những trường hợp nghèo khó, thì gia đình ông bà phải cho đồ tẩmliệm, gạo, hòm gương… Thậm chí, ông bà còn cho vật tư để làm mồ mả cho người quá cố bởi ông bà đề nghị khôngchôn ở nghĩa trang bằng mộ đất. Nếu trường hợp nào khó khăn, thì ông Ba Công bỏ tiền túi ra mua vật liệu để xây cất mộ phần cho trường hợp đó.

Bà Nương trải lòng, do hồi xưa nghèo khổ, cơ cực nên thấu hiểu được cuộc sống của những hoàn cảnh khó khăn, bây giờ gia đình có của ăncủa để rồi, thì giúp đời được gì thì giúp. Giữ khư khư của cải trong nhà rồi khi chết cũng đâu có mang đi được. Người phụ nữ tuổi thất tuần còn cho haygia đình bà có được như ngày hôm nay một phần là do sự cố gắng của vợ chồng bà.

Ý định sắp tới của ông Ba Công là sẽ xây dựng thêm nhiều tuyến đường đi trong nghĩa trang - Ảnh: Khải Trần

Phần khác là do trời phật thương mà phù hộ nên gia đình làm ăn được. Từ đó, ông bà luôn tin rằngsở dĩ mình có như ngày nay là nhờ ơn của trời phật. Hơn nữa, gia đình bà Nương còn thường xuyên giúp đỡ những hoàn cảnh nghèo khổ nên được trời phật độ trong việc làm ăn.

“Hồi đó nghèo khổ, đám tiệc người ta cũng không có mời đâu, vì họ chê mình nghèo. Cuộc đời tôi được như ngày hôm nay là quá quý rồi, nên vợ chồng tôi đã nguyện trong tâm rằng, nếu có ai đến xin gì thì gia đình cũng cho hết, vì tôi nghĩ họ cũng giống mình như ngày xưa”, bà Nương chia sẻ thêm.

Chia sẻ với PV về ý tưởng lập nghĩa trang từ thiện, ông Ba Công cho biết: “Hồi đó, lúc tôi còn nhỏ có đi cùng bà ngoại để đắp mộ cho bà cố. Đến khi tôi khoảng 11 - 12 tuổi gì đó, thì tôi có đi làm mướn cho người ta. Một thời gian sau, tôi có quay lại tìm mộ của bà cố lần nữa, nhưng trải qua nhiều năm nên phần mộ bằng đất của bà tôi đã bị xói mòn bằng phẳng rồi, nên tìm không gặp nữa. Lúc đó bà ngoại cũng mất rồi nên không biết chỗ nào mà tìm kiếm”.

Theo ông Ba Công, hồi xưa, nơi chôn cất bà cố ông toàn cây cối, nên sau này, người dân phát hoang làm nhà ở thì gia đình đã không tìm gặp được mộ phần của bà ông nữa. Kể từ đó, ông Ba Công nguyện với tâm rằng, khi ông lớn lên, làm có tiền, sẽ tìm mua một mảnh đất nào đó, rồi cho những người nghèo, có hoàn cảnh như bà cố ông, có chỗ nơi chôn cất mà không còn thất lạc nữa.

“Sau này, tôi làm có tiền, tôi mua một miếng đất 9.000m2 do UBND H.Giá Rai (nay là TX.Giá Rai) bán khoảng 150 triệu đồng. Hồi đó, mảnh đất toàn ao tù, nước đọng, nhưng tôi dám đắp đổ nền suốt 3 năm. Tiền mua đất chẳng là bao, nhưng tiền đắp đất gấp 4 - 5 lần giá trị mảnh đất. Tôi đắp, san gạt cho bằng phẳng rồi mới cho người ta vào chôn cất. Lòng tôi vậy đó, tôi muốn làm như vậy, để những người nghèo không còn thất lạc như bà cố tôi ngày xưa nữa. Bây giờ nghĩ đến bà cố, lòng tôi buồn lắm, nhưng nghèo thì phải chịu”, ông nói.

Khải Trần
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
22 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện cảm động về người đàn ông mua đất lập nghĩa trang từ thiện