Những bất ổn trên thị trường toàn cầu trong thời gian gần đây đã khiến nhiều nền kinh tế mới nổi lao đao mạnh mẽ và các nền kinh tế này được xem là nạn nhân của sự bất ổn đó. Tuy nhiên, Việt Nam và Ấn Độ được xem là có những tín hiệu khả quan.

CNBC: Việt Nam có tín hiệu lạc quan giữa vòng xoáy bất ổn của thế giới

Một Thế Giới | 11/11/2015, 08:44

Những bất ổn trên thị trường toàn cầu trong thời gian gần đây đã khiến nhiều nền kinh tế mới nổi lao đao mạnh mẽ và các nền kinh tế này được xem là nạn nhân của sự bất ổn đó. Tuy nhiên, Việt Nam và Ấn Độ được xem là có những tín hiệu khả quan.

Việc đầu tư tại thị trường mới nổi không phải chuyện đơn giản. Triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cùng với sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi thị trường mới nổi với tốc độ nhanh chóng mặt. 

Sự kết thúc của "đại chu kỳ hàng hóa" và giá năng lượng thấp đã khiến nhiều nền kinh tế gặp khó khăn và tại đây, tình hình của các nhà đầu tư đã trở nên xấu đi. Ví dụ, các liên kết trong thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nền kinh tế dầu khí lớn như: Nga, Iraq và Iran đã kéo nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đi xuống. Gần đây, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm kỷ lục.

Tuy nhiên, những biến động này cũng tạo ra nhiều cơ hội. Những cơ hội này được đánh giá dựa trên những giá trị, theo chuyên gia kinh tế Alex Wolf tại thị trường mới nổi ở Standard Life Investments, hiện nay ông đang quản lý khoảng 393 tỉ USD. 

"Một số quốc gia được hưởng lợi ích rõ ràng thông qua việc tăng hiệu quả tài sản, thúc đẩy tiêu thụ thực tế, hoặc giảm trợ giá và phân bổ lại chi tiêu tài khóa cho hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là tùy thuộc vào từng quốc gia", ông Alex cho biết thêm.

Một báo cáo được công bố vào tháng 10 của của Moody’s Investors Service chỉ ra sự phân hóa về khả năng phục hồi trên khắp các thị trường mới nổi: một số quốc gia có vị thế tốt hơn để vượt qua mọi cơn bão.

Hãng Moody s cho biết, trong khoảng thời gian thị trường mới nổi đang tràn ngập những rủi ro, các quốc gia như: Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Nam Phi đang ở trong tình trạng nguy hiểm.

Tuy nhiên, Ấn Độ và Việt Nam lại là một câu chuyện khác. Hai quốc gia này vẫn là điểm sáng nhất trong khu vực và được xem là điểm đến tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Nền kinh tế hơn 2.000 tỉ USD của Ấn Độ ít bị ảnh hưởng bởi những bất ổn trên thị trường toàn cầu do tốc độ tăng trưởng bền vững và tác động của  chính sách cải cách tích cực của quốc gia, Moody s cho biết.

Tại một cuộc họp hồi tháng trước, nhà quản lý danh mục đầu tư  Eric Stein tại Eaton Vance Asset Management đã xem Ấn Độ là "thị trường mới nổi tốt nhất năm 2015". Lời nhận định này được lặp đi lặp lại bởi các chuyên gia phân tích của Societe Generale.

Mặc dù Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cắt giảm tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ từ 7,5% xuống còn 7,3% vào tháng trước, nhưng chuyên gia Alex vẫn dự đoán rằng nền kinh tế của Ấn Độ sẽ cải thiện theo chu kỳ.

Ấn Độ đã cải thiện rõ rệt trong sản xuất, đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài và dấu hiệu cải thiện này vẫn đang được chỉ ra rõ rệt. Ngoài ra, sự cải tiến trong cấu trúc của Ấn Độ đã khiến thế giới nhìn vào Ấn Độ với cái nhìn tích cực. Tôi nghĩ Ấn Độ đang đi đúng hướng và có những những nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ, ông Alex cho biết.

Thêm vào đó, ông cũng cho biết Ấn Độ đã giải quyết được sự mất cân bằng về cơ cấu - một "căn bệnh" vô cùng khó chữa đối với mọi quốc gia.

Ngoài Ấn Độ, Standard Life còn đặt hy vọng vào Việt Nam. Ông Alex cho biết, Việt Nam đang chỉ ra những dấu hiệu thực sự về khả năng phục hồi. Hơn nữa, thị phần xuất khẩu toàn cầu của Việt Nam đang trên đà gia tăng.

"Tốc độ xuất khẩu của Việt Nam vẫn vô cùng mạnh mẽ dù có những lúc nhu cầu ở bên ngoài cực thấp. Ngoài ra, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đem lại lợi ích lớn cho Việt Nam không chỉ từ góc độ thương mại mà còn từ các cải cách cơ cấu bắt buộc là một phần của thỏa thuận", ông cho biết thêm.

Tuyết Nhung (Theo CNBC)

Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CNBC: Việt Nam có tín hiệu lạc quan giữa vòng xoáy bất ổn của thế giới