Một đất nước phát triển là một đất nước có giao thông huyết mạch phát triển. Địa hình đất nước ta có tới 3/4 đồi núi, cao nguyên và biển đảo, vậy sẽ còn bao nhiêu thôn bản, xã... trên khắp đất nước không có con đường để khai thông tri thức và kinh tế như ở nơi đây?
Những ngôi trường ở vùng sâuvùng xa mà đoàn chúng tôi đã đi qua trong suốt hành trình, không có ngôi trường nào mà không để lại trong chúng tôi nhữngday dứt, trăn trở. Nó không thể gọi là "ngôi trường" mà chỉ có thể gọi là những điểm lán cho trẻ tá túc qua ngày. Bởi nếu là ngôi trường thì nó phải đảm bảo một số điều kiện tối thiểu của tính mô phạm.
Vì sao không thu hút được trẻ đến trường? Và khi đến đượctrường thì vì sao trẻ phải chịu mãi cảnh thiếu thốn trăm bề thế này? Những câu hỏi cứ nhảyra trước mắt, đeo bám tôi bao ngày mà không thể hóagiải. Song có lẽ nguyên nhân sâu xachính là con đường.
Đến với trường PTCSSơn Lập ởBảo Lạc, Cao Bằng năm nay, chuyện trường lớp khó khăn, thiếu thốn, xét cho cùng đó vẫn là chuyện của con đường. Con đường cấp phối được trải nhựa vào tới trung tâm xã chỉ gần 20km thôi nhưng phải mãi tới 2015 mới thông tuyến. Vậy thì làm sao cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, nước... của xã phát triển để kéo theo đời sống dân sinh phát triển?
Một đất nước phát triển là một đất nước có giao thông huyết mạch phát triển. Địa hình đất nước ta có tới 3/4 đồi núi, cao nguyên và biển đảo, vậy sẽ còn bao nhiêu thôn bản, xã... trên khắp đất nước không có con đường để khai thông tri thức và kinh tế như ở nơi đây?
Không có tri thức thì không có kinh tế; không có kinh tế thì phải chịu mãi cảnh nghèo đói, lạc hậu. Nếu có con đường thông thương thì làm sao các em phải chịu mãi cảnh học tập, sinh hoạt trong ánh sáng tù mù của chiếc đèn dầu và cây nến? Nếu có con đường, cây cầu tử tế thì làm sao các em phải khổ sở trèo đèo, vượt sông trong những ngày mưa nguồn suối lũ? Nếu có con đường tử tế thì các em đâu phải đùm nắm cơm, nắm mèn mén nhạt tới trường ăn trưa? Hay các em ở xa phải nội trú thì bữa ăn nào cũng chỉ có chút cơm rau chấm muối trắng, trong khi đó ở các trường bán trú ở thành phố thì thừa bứa thịt cá mỗi ngày.
Nếu có con đường thì sao các em phải sống và học tập trong những lán tạm luôn bịmưa bão đe doạ vùi dập? Các em phải học tập trong một điều kiện thiếu thốn tối đa: không nhà thể chất, không thư viện, phòng thí nghiệm thực hành, không y tế, không tham quan, dã ngoại, không sân chơi, không phim ảnh, văn hoá văn nghệ... Đêm gala văn nghệ của chúng tôi mang đến cho các em quả là một bữa tiệc tinh thần thịnh soạn, hiếm có. Chính những hạn chế đó đã dẫn đến nhận thức và tiếp thu kiến thức của các em rất chậm.
Thế có nghĩa là các em chưa thực sự được hưởng quyền bảo vệ và quyền được phát triển của trẻ em. Trẻ em sinh ra đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Các em phải được chăm sóc và bảo trợ. Tuổi của các em phải được vui chơi, học tập, hoạt động và phát triển trong một môi trường mô phạm. Hành trang để các em bước vào đời phải là mộtngười được trang bị đầy đủ tri thức, sức khoẻ và kỹnăng sống tốt.
Vì thế, tương lai của các em phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ. Phải được trưởng thành trong sự mở rộng tầm nhìn và được thu nhận thêm những kinh nghệm mới trong quá trình phát triển. Tôi không biết địa phương đã thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về sự quan tâm tới các vùng sâu, xa như thế nào mà cho đến nay, các em ở chốn này vẫn phải sống và học tập trong điều kiện của nửa thếkỷtrước?
Nói chuyện con đường không chỉ đơn thuần là con đường đi mà quan trọng tôi muốn nói đến con đường mòn trong trí óc mỗi người. Con đường đi dưới chân ta đi mãi thì thành đường mòn cũng giống như suy nghĩ trong đầuta, nghĩ mãi theo một cách thì sẽ thành đường mòn bảo thủ, trì trệ. Nếu địa phương nào cứ thụ động ôm mãi cái tư tưởng xin - cho mà không chịuvật lộn, vận động đi lên, tìm thế mạnh, tự làm giàu, tự cứu lấy mình thì địa phương ấy sẽ mãi mãi nghèo đói và tụt hậu. Hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc. "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", phải chăng khẩu hiệu ấy mãi chỉ là những mỹtừ đẹp và xa xôi đối với những đứa trẻ nơi đây? Trong khi đó, ở ngoài kia, người ta đã hội nhập toàn cầu, toàn diện đã từ lâu.
Để phá vỡ tính mất cân đối,bất bình đẳng giữa miền ngược với miền xuôi và đảm bảo tương lai tốt đẹp cho những đứa trẻ trên khắp mọi vùng khuất nẻo, xa xôi thìnhững người lớn phải thay đổi đường mòn tư duy, phải hành động thiết thực, quan tâm tới quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, giúp các em có được hành trang bước vào cuộc sống. Đó là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng của cả cộng đồng, xã hội ở mỗi quốc gia và toàn nhân loại.
Một số hình ảnh của trườngPTCSSơn Lập:
Lã Minh Luận