Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã công bố tên của 210.000 công ty nước ngoài xuất hiện trong các tài liệu rò rỉ của vụ bê bối Panama Papers và đưa tin về những nơi được xem là “thiên đường thuế” của giới nhà giàu.

Công bố 210.000 công ty 'dính chàm' trong Panama Papers

Hàn Giang | 10/05/2016, 08:54

Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã công bố tên của 210.000 công ty nước ngoài xuất hiện trong các tài liệu rò rỉ của vụ bê bối Panama Papers và đưa tin về những nơi được xem là “thiên đường thuế” của giới nhà giàu.

Đối mặt với áp lực phải tiết lộ thêm các thông tin liên quan đến cách thức những người giàu có trên thế giới trốn thuế, Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế và tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung đã công bố một cơ sở dữ liệu tìm kiếm các tài liệu của Panama Papers vào ngày 9.5. Theo đó, người dùng có thể xác định chi tiết về tên các công ty, ngân hàng và nhiều tổ chức khác liên quan đến vụ bê bối.

Các ngân hàng Mỹ có mặt trong cơ sở dữ liệu của ICIJ là Bank of America, Wells Fargo, JPMorgan Chase, Citigroup, Morgan Stanley và Goldman Sachs. Một số ngân hàng nước ngoài có nhiều hoạt động tại Mỹ như HSBC, Barclays, Deutsche Bank, BNP Paribas, Société Générale, ABN Amro, Credit Suisse và UBS cũng xuất hiện trong các tài liệu do ICIJ công bố.

Tất cả ngân hàng đều từ chối đưa ra những bình luận về kho dữ liệu của ICIJ. Đối với nhiều ngân hàng sở hữu tài sản hay tham gia vào các hoạt động đầu tư trên toàn cầu, việc sử dụng “thiên đường thuế” - các quốc gia có nhiều chính sách ưu đãi về thuế từ chính phủ, sẽ giảm thiểu được những chi phí rất lớn với số tiền lên đến hàng trăm triệu USD.

Tổ chức Mạng lưới Tư pháp thuế có trụ sở tại Anh, một tổ chức phi lợi nhuận điều tra các hoạt động thuế trên toàn cầu, ước tính 50 ngân hàng tư nhân hàng đầu thế giới đang trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ gần 75% tài sản tư nhân ở nước ngoài. Nguyên tắc bảo đảm bí mật về hoạt động tài chính của các ngân hàng, đã tiếp tay cho các hành vi hối lộ, hoạt động tài chính mờ ám hay trốn thuế.

Mặc dù các ngân hàng không công khai thúc đẩy các dịch vụ tư vấn cho việc trốn thuế thông qua các quốc gia được coi là “thiên đường thuế”, nhưng những quảng cáo về kế hoạch tài chính cho nhiều cá nhân có thể bao gồm dịch vụ này. Trong năm 2012, một doanh nhân Mỹ đổ lỗi cho ngân hàng USB đưa ra những tư vấn pháp lý liên quan đến việc trốn thuế của mình.

Tại nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, khoảng 300người giàu có và nhiều công ty Nhật Bản cũng có mặt trong các tài liệu Panama paper. Những doanh nhân, giám đốc điều hành tại các công ty hàng đầu hay thành viên của một gia đình tài phiệt là những người đã thông qua công ty luật Mossack Fonseca để thành lập hơn 270 “công ty ma” trên khắp thế giới, phục vụ cho các mục đích của mình.

Tuyên bố từ ICIJ cho biết, việc phát hành các tài liệu liên quan đến vụ bê bối Panama Papers thông qua kho dữ liệu tìm kiếm là nhằm “xây dựng một hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng công bằng hơn”. Ngoài ra, cơ quan điều tra các nước có thể sử dụng kho dữ liệu của ICIJ để tìm kiếm bằng chứng, buộc tội và truy tố những cá nhân trốn thuế hay có hoạt động tài chính bất hợp pháp.

Hàn Giang(theoNewsweek)

Ảnh: Kho dữ liệu tìm kiếm của ICIJ góp phần xây dựng một hệ thống tài chính minh bạch.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
26 phút trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công bố 210.000 công ty 'dính chàm' trong Panama Papers