Tại Indonesia, một nhóm “chiến binh mạng” người Hồi giáo đang gửi đi những thông điệp quảng bá cho một hình thức Hồi giáo hòa bình chứ không cực đoan như những gì tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã tuyên truyền.

'Chiến binh mạng' Indonesia chuyên chống IS

Cẩm Bình | 09/05/2016, 12:20

Tại Indonesia, một nhóm “chiến binh mạng” người Hồi giáo đang gửi đi những thông điệp quảng bá cho một hình thức Hồi giáo hòa bình chứ không cực đoan như những gì tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đã tuyên truyền.

Nhóm “chiến binh mạng” này mang tên Nahdlatul Ulama NU, một trong những tổ chức Hồi giáo lớn nhất thế giới với 500 thành viên. Hiện nhóm đang mở các cuộc tấn công chống lại những thông điệp phát tán tư tưởng cực đoan mà IS gửi đi từ Syria và Iraq.

“Chúng tôi sẽ không bao giờ để người Hồi giáo bị tấn công bởi những kẻ ngốc mang hận thù trong lòng”, Syafi' Ali, một trong những thành viên của NUcho biết.

Với những chiến dịch tuyên truyền trên mạng, IS đã thu hút một số lượng lớn những phần tử cực đoan phục vụ cho việc tấn công khủng bố tại các nơi trên thế giới cũng như đến chiến đấu tại Syria và Iraq. Riêng tại Indonesiađã có gần 500 ngườibị dụ dỗ sang Trung Đông chiến đấu cho IS, phần lớn trong số họ là những người sống trong các thành phố nơi có thể lên mạng Internet.

Sự nguy hiểm của IS tại Indonesia đã được thể hiện rõ ràng trong tháng 1 vừa qua, khi các phần tử có liên quan đến IS đã tổ chức xả súng và đánh bom tại thủ đô Jakarta khiến 8 người thiệt mạng, bao gồm 4 dân thường và 4 kẻ tấn công. Đây là vụ tấn công nghiêm trọng đầu tiên tại Indonesiatrong 7 năm qua. Trong những năm 2000, Indonesia cũng đã từng bị một loạt cuộc đánh bom của phiến quân Hồi giáo, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.

Ngoài sử dụng Twitter để tuyên truyền, nhóm NU còn dùng đến một ứng dụng điện thoại Android và một kênh truyền hình trên mạng để quảng bá quan điểm Hồi giáo ôn hòa của mình.

Sáng kiến tuyên truyền quan điểm ôn hòa để chống đối với IS đã được NU thực hiện từ lâu, nhưng chỉ trong những tháng gần đây thì hoạt động của nhóm mới được đẩy mạnh. Lực lượng chủ yếu của NU hoạt động ở Jakarta và liên lạc với các thành viên còn lại qua mạng Internet.

Tuy nhiên, công cuộc chống IS có vẻ không hề dễ dàng. Yahya Cholil Staquf, Tổng thư ký NU chia sẻ:“NU đã chống lại chương trình tuyên truyền tư tưởng cực đoan của IS trong một thời gian dài. Mỗi khi chúng tôi đánh bại chúng, không bao lâu thì chúng lại hoàn toàn hồi phục”.

Để chống lại tư tưởng Hồi giáo cực đoan, NU đã cố gắng tuyên truyền về “Hồi giáo Nusantara” với ý nghĩa là “Hồi giáo của quần đảo”. “Quần đảo” ở đây chính là Indonesia, quốc gia tập hợp từ 17.000 hòn đảo lớn nhỏ. Tư tưởng Hồi giáo ở đây do đã hòa trộn với những tín ngưỡng truyền thống địa phương nên đã trở nên ôn hòa hơn, chấp nhận sự đa dạng tôn giáo và đề cao phi bạo lực.Ngày nay, gần 225 triệu người Hồi giáo ở Indonesia đều đi theo tư tưởng ôn hòa này, và NU muốn mở rộng mô hình của Indonesia sang các quốc gia Trung Đông nơi vẫn theo tư tưởng khắt khe.

Mặc dù có ý tốt, nhưng NU khó mà đấu lại hệ thống tin tặc của IS vốn được tài trợ và hoạt động trực tuyến rất mạnh mẽ. Chúng thường dùng đến nhiều trang mạng xã hội, ứng dụng điện thoại lẫn những đoạn phim tuyên truyền. Theo số liệu từ giới chức Mỹ, chỉ trong một ngày chúng đã gửi đến 200.000 tin nhắn Twitter đến người dân Mỹ. Thậm chí, chúng còn có một hãng thông tấn riêng mang tên Amaq chuyên đưa tin về các vụ tấn công mà IS đã thực hiện.

Tại Indonesia, có hai cách để IS tiến hành tuyên truyền tư tưởng cực đoan. Thứ nhất là dùng đến các mạng xã hội và ứng dụng điện thoại như Facebook, WhatsApp, Line, và thứ hai là dùngnhững đối tượng người bản địa sang Syria và Iraq chiến đấu sau đó trở về. Còn về vấn đề tài chính, trong khi IS có nhiều nguồn thu lớn, trong đó có nguồn thu từ dầu mỏ, thì các thành viên NU thường phải tự chi trả cho hoạt động của mình.

Cẩm Bình (theo Strait Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Chiến binh mạng' Indonesia chuyên chống IS