Các chuyên gia cung cấp 4 điểm then chốt có thể như cẩm nang cho các thành phố và tiểu bang ở Mỹ trong việc đưa ra các ứng xử với lệnh phong tỏa đợt dịch COVID-19.

COVID-19: 4 tiêu chí để nước Mỹ có thể gỡ phong tỏa

09/04/2020, 13:52

Các chuyên gia cung cấp 4 điểm then chốt có thể như cẩm nang cho các thành phố và tiểu bang ở Mỹ trong việc đưa ra các ứng xử với lệnh phong tỏa đợt dịch COVID-19.

Nước Mỹ cần sớm được hoạt động trở lại - Ảnh: Internet

Mọi người Mỹ đều muốn biết khi nào có thể ra khỏi nhà và nước Mỹ trở lại bình thường. Thực sai lầm khi nghĩ rằng có thể chốt hạ chuyện đó một cách máy móc. Một câu hỏi hay hơn cho người Mỹ là: Làm sao chúng ta biết khi nào đất nước hết phong tỏa? Bất kỳ mốc thời gian nào đưa ra lúc này chỉ là một phỏng đoán và phi thực tế.

Đến thời điểm này, người Mỹ đã phản ứng, dù có vẻ đã muộn và dữ liệu ghi nhận chưa đầy đủ. Hầu hết người Mỹ đang tham gia vào việc giãn cách xã hội bởi vì họ đã nhìn thấy những gì xảy ra ở châu Âu hoặc ở ngay TP.New York. Người Mỹ muốn tránh rơi vào bi kịch trong lúc họ không có đủ các xét nghiệm để biết điểm nóng coronavirus thực sự nằm ở đâu.

Do vi rút xuất hiện ở khắp mọi nơi, người Mỹ cũng phải phong tỏa cách ly khắp nơi. Tuy nhiên, điều đó dường như không phải là cách để thoát ra khủng hoảng.

Một số thành phố hoặc tiểu bang sẽ phục hồi sớm hơn những nơi khác. Rất có ích khi có các tiêu chí để các thành phố hoặc tiểu bang có thể dựa theo đó mà xác định tình trạng của họ. Một báo cáo gần đây của các chuyên gia Scott Gottlieb, Caitlin Rivers, Mark B. McClellan, Lauren Silvis và Crystal Watson đã đặt ra 4 tiêu chí:

1. Các bệnh viện trong tiểu bang phải có khả năng điều trị an toàn cho tất cả bệnh nhân cần nhập viện

Các thành phố và tiểu bang khác lo ngại rằng họ sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng như thành phố New York. Họ đang cố gắng tăng số lượng giường và máy thở cũng như đội ngũ bác sĩ, y tá và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác - để đảm bảo rằng họ không bị vỡ trận khi nhu cầu người cần chăm sóc tăng đột biến.

Hầu hết các quan chức y tế đều chú trọng chuyện đó. Tại thời điểm này, chưa có khu vực nào có dấu hiệu vượt qua các thử thách của đại dịch. Các nhà phân tích số liệu dự đoán nhiều nơi sẽ phải chờ nhiều tuần nữa mới chạm tới đỉnh dịch.

2. Một tiểu bang cần có khả năng kiểm tra tất cả những người có triệu chứng

Tiến sĩ Gottlieb và các đồng nghiệp ước tính rằng nước Mỹ cần có khả năng tiến hành 750.000 bài xét nghiệm mỗi tuần - đây chỉ là nhu cầu sau khi mọi thứ đã bình ổn trở lại. Có những thời điểm, nước Mỹ có thể cần nhiều hơn.

Mark McClellan, Giáo sư tại Duke cho biết con số 750.000 nên được xem là một kỳ vọng hợp lý. Cần nhiều xét nghiệm để giúp ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là khi muốn phát hiện sớm, con số sẽ cần tiến hành còn phải lớn hơn nhiều. Nước Mỹ cũng sẽ phải giám sát cả những người mà không có triệu chứng, đặc biệt là ở những nơi có nguy cơ cao.

Một tiểu bang cần chắc chắn rằng họ có thể kiểm tra từng người có nguy cơ nhiễm bệnh và có kết quả kịp thời. Đó sẽ là cách duy nhất để đạt được yêu cầu tiếp theo.

3. Nhà nước có thể tiến hành giám sát các ca nhiễm và nghi nhiễm được xác nhận

Một hệ thống theo dõi và cách ly các đối tượng nghi nhiễm phải thật mạnh mẽ là điều tiên quyết để ngăn chặn sự bùng phát và tránh việc tái phong tỏa. Mỗi khi một cá nhân dương tính COVID-19, bộ máy y tế cộng đồng cần có khả năng xác định những ai mà người bệnh đã tiếp xúc gần, tìm ra những người đó và đưa họ đi cách ly.

Đây sẽ là một thách thức lớn cho hầu hết các lĩnh vực. Các quốc gia khác đã dựa vào công nghệ theo dõi điện thoại di động để giải quyết điều này. Người Mỹ không có bất cứ thứ gì tương tự vì quyền tự do công dân. Nước Mỹ cũng không có đủ nhân viên sức khỏe cộng đồng và những người làm việc trong lĩnh vực liên quan để thực hiện nhiệm vụ này. Xây dựng hệ thống đủ năng lực đó sẽ tốn thời gian và nhiều tiền bạc.

4. Các ca nhiễm phải suy giảm một cách bền vững trong ít nhất 14 ngày

Có thể mất đến hai tuần để các triệu chứng nhiễm COVID-19 mới xuất hiện. Thường thì người nào khỏi bệnh dịch đều miễn nhiễm một thời gian dài. Do vậy, nếu số lượng các trường hợp trong một khu vực giảm đều đặn trong thời gian 2 tuần, các quan chức y tế công cộng có thể thở phào rằng bệnh có thể được khống chế.

Khi mọi thứ được kiểm soát, các trường hợp sẽ giảm dần theo cấp số nhân, giống như khi chúng tăng. Chỉ có điều, người Mỹ không thể thiết lập số điểm đánh giá chung cho tất cả các tiểu bang vì việc kiểm soát được số ca nhiễm phụ thuộc vào dân số địa phương và hệ thống y tế công cộng từng vùng.

Đâu là giải pháp?

Caitlin Rivers, một nhà dịch tễ học tại Trung tâm Johns Hopkins cho biết: “Chúng tôi muốn đề xuất các tiêu chí để cho phép các địa phương bắt đầu hoạt động trở lại một cách an toàn và thận trọng. Tuy nhiên, cần có sự linh hoạt trong điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với bối cảnh mỗi địa phương.

Bốn tiêu chí này là một đường cơ sở. Các chuyên gia khác nghĩ rằng chúng ta sẽ cần thêm xét nghiệm huyết thanh học, khác với cách phát hiện vi rút đang thực hiện bây giờ. Loại xét nghiệm này tìm kiếm các kháng thể trong máu mà cơ thể chúng ta tạo ra để chống lại coronavirus chứ không phải đi tìm coronavirus. Các xét nghiệm kiểu này có thể rẻ hơn và nhanh hơn nhiều so với các xét nghiệm mà chúng ta hiện đang sử dụng để phát hiện coronavirus ở người bệnh.

Xét nghiệm tìm kháng thể sẽ cho chúng ta biết có bao nhiêu người trong cộng đồng đã bị nhiễm coronavirus và cũng có thể cung cấp thông tin về khả năng miễn dịch trong tương lai. Còn xét nghiệm hiện giờ chỉ cho biết số người đang nhiễm coronavirus”.

Còn Gregg Gonsalves, Giáo sư dịch tễ học tại Yale, cho biết: “Tôi cảm thấy tốt hơn nếu chúng tôi có xét nghiệm huyết thanh học. Nó cho phép những người có kháng thể và không còn lây nhiễm sớm trở lại làm việc.

Cho đến khi chúng ta tìm được vắc xin hoặc phương pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả, tập trung vào các tiêu chí chính này và hướng các nỗ lực về phía chúng, sẽ giúp chúng ta xác định tiến triển tại từ địa phương và cách chúng ta có thể đạt được từng mục tiêu.

Các tiêu chí cũng sẽ ngăn chúng ta đưa ra phán đoán sai lầm về thời điểm nước Mỹ có thể bắt đầu mở cửa trở lại. Thay vì đoán, mọi người có thể tự cảm nhận câu trả lời một cách rõ ràng về thời điểm họ có thể quay trở lại với cuộc sống bình thường”.

Anh Tú (theo New York Times)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
8 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19: 4 tiêu chí để nước Mỹ có thể gỡ phong tỏa