Bà mẹ ba con người Mỹ Stephanie là thành viên lâu năm của các nhóm phản đối tiêm chủng vắc xin (anti-vaxxer). Tuy nhiên đại dịch đang hoành hành khiến cô phải suy nghĩ lại.

COVID-19 khó lòng làm lung lay phong trào bài vắc xin

12/04/2020, 15:16

Bà mẹ ba con người Mỹ Stephanie là thành viên lâu năm của các nhóm phản đối tiêm chủng vắc xin (anti-vaxxer). Tuy nhiên đại dịch đang hoành hành khiến cô phải suy nghĩ lại.

Một cuộc biểu tình phản đối tiêm chủng vắc xin năm 2019 - Ảnh: Getty Images

Stephanie nay lưỡng lự về việc có nên phát triển vắc xin ngừa COVID-19 hay không, đồng thời thấy lo ngại khi cộng đồng bài vắc xin đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng: “Chúng ta đều bị ảnh hưởng. Trường học đóng cửa, người trẻ tuổi nhập viện vậy mà họ vẫn nói rằng tất cả chỉ là trò lừa bịp”.

Không như Stephanie, nhiều anti-vaxxer khác tiếp tục tỏ ý chống đối. Một người Anh trên Facebook thẳng thừng nói không nếu chính quyền bắt buộc tiêm vắc xin ngừa COVID-19.

Hàng loạt khảo sát do hãng ORB International thực hiện cho thấy nhiều người ủng hộ tiêm chủng vắc xin COVID-19 bắt buộc: Tỷ lệ công dân từ chối miễn dịch bằng vắc xin tại Pháp, Úc, Anh lần lượt là 18% - 7% - 5%.

Giáo sư Laurent-Henri Vignaud chuyên nghiên cứu lịch sử phong trào bài vắc xin thuộc đại học Burgundy nhận xét: “Mọi người sẽ đổ xô đi tiêm chủng nếu ngày mai có vắc xin”. Nhưng Phó chủ tịch tổ chức phi lợi nhận Bảo vệ Sức khỏe trẻ em (Children’s Health Defense) Mary Holland không nghĩ COVID-19 đủ sức dẹp bỏ mối quan ngại mà nhiều người dành cho vắc xin.

Theo khảo sát năm 2018 của quỹ y tế Wellcome Trust, trên thế giới cứ mỗi 5 người thì có 1 trường hợp đánh giá vắc xin thiếu an toàn hoặc không chắc về hiệu quả của vắc xin.

Tại Trung Quốc, đây là quan ngại hàng đầu. Hàng loạt bê bối - gây ồn ào gần đây nhất là vụ công ty Kỹ thuật sinh học Trường Sinh (tỉnh Cát Lâm) làm giả dữ liệu để bán lượng lớn liều vắc xin kém chất lượng ra thị trường - khiến người dân mất niềm tin trầm trọng.

Trung Quốc khiến người dân mất lòng tin vì hàng loạt bê bối liên quan đến vắc xin - Ảnh: Getty Images

Tìm hiểu những cuộc thảo luận trực tuyến, hãng tin Reuters ghi nhận nỗi lo tạo ra vắc xin COVID-19 quá vội vàng chưa thử nghiệm đầy đủ. Nỗi lo xuất phát từ sự kiện quá khứ: cứ 100.000 người Mỹ tiêm vắc xin ngừa cúm H1N1 sản xuất nhanh năm 1976 thì có 1 trường hợp bị hội chứng Guillain-Barre (hệ thống miễn dịch tấn công dây thần kinh ngoại biên gây tê buốt tay chân).

Công dân Mỹ 67 tuổi Vicki Barneck quả quyết: “Tôi sẽ không tiêm bất cứ thứ gì cả, đặc biệt là một liều vắc xin sản xuất nhanh”. Ông khẳng định hệ miễn dịch mạnh đủ sức chống lại COVID-19.

Giám đốc Dự án Niềm tin vắc xin (VCP) Heidi Larson đánh giá hầu hết mọi người đều vẫn mong chờ vắc xin ngừa COVID-19 sớm xuất hiện. Giáo sư Roberto Burioni thuộc đại học Vita-Salute San Raffaele cho biết phong trào phản đối tiêm chủng vắc xin gần như biến mất tại Ý - quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

Một khi có vắc xin hiệu quả thì cần phân phối nhanh chóng. Bác sĩ Douglas L. Hatch, chuyên về tư vấn chính sách phòng chống đại dịch COVID-19 tại San Francisco, xác định lúc đó nên ưu tiên tiêm cho cảnh sát, nhân viên y tế rồi đến các nhóm nguy cơ cao.

Cẩm Bình (theo Reuters)

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
COVID-19 khó lòng làm lung lay phong trào bài vắc xin