Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24.4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4.2016 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 1,89% so với cùng kỳ năm ngoái.

CPI tháng 4.2016 tăng 1,33% do xăng dầu và thép

Trí Lâm | 24/04/2016, 12:45

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24.4, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4.2016 tăng 0,33% so với tháng trước, tăng 1,89% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo báo cáo, con số CPI cho thấy tăng 1,33% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 4tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm trước tăng 1,41%.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm tăng. Theo đó, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 1,73%. Đây là lần tăng đầu tiên sau 8 tháng giảm liên tiếp của nhóm giao thông.

Tiếp đến là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,71%. Nguyên nhân do nhu cầu xây dựng tăng nên giá các mặt hàng vật liệu xây dựng đều tăng nhẹ, trong đó mặt hàng sắt thép tăng khá cao tăng từ 5-8% do việc áp thuế phòng hộ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu.

Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,45% do trong tháng 3, một số tỉnh tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29.10.2015 của liên bộ Y tế và Tài chính khiến chỉ số giá của nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng tương đối ở mức 0,45% so với tháng trước.

Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 1,11% do các thương lái thu gom lúa gạo thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo đã ký, bên cạnh đó tác động của khô hạn ở miền Trung và Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy giá lúa gạo trên thị trường tăng, nhưng do tác động về mặt tâm lý là chủ yếu và hiện tượng này mang tính chất nhất thời vì cân đối cung - cầu không xảy ra hiện tượng chênh lệch lớn.

Ngoài ra, chỉ số giáo dục cũng có mức tăng 0,37% so với tháng trước do trong tháng có 2 tỉnh tăng dịch vụ giáo dục (thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2.10.2015 của Chính phủ) bao gồm tỉnh Quảng Ninh tăng 0,6%; TP.Hồ Chí Minh tăng 1,73%.

Ngoài ra, đồ uống và thuốc lá tăng 0,17%. Trong khi đó, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm nhẹ 0,01%.

Có 2 nhóm hàng ổn định là hàng ăn, dịch vụ ăn uống và bưu chính viễn thông. Sau khi giảm giá liên tục, từ cuối năm ngoái, giá các mặt hàng lương thực đang tiếp tục giữ đà tăng trong 6 tháng gần đây.

Một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số CPI tháng 4 là giá xăng tăng 1.190 đồng/lít, dầu diezen tăng 290 đồng/lít vào các ngày 21.3.2016 và ngày 5.4.2016 dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 3,83% so với tháng trước góp phần tăng CPI chung khoảng 0,16%.

Trong tháng, hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số giá là vàng và đô la Mỹ diễn biến cùng chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức tăng 0,3% và 0,05% so với tháng trước.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 4.2016 tăng 0,19% so với tháng trước, tăng 1,76% so với cùng kỳ; 4 tháng đầu năm 2016 so cùng kỳ năm 2015 tăng 1,76%.

Trí Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CPI tháng 4.2016 tăng 1,33% do xăng dầu và thép