Ông Philip Nguyen khẳng định: “Những Việt kiều như chúng tôi có quan tâm vấn đề Biển Đông không? Có chứ… Tôi cam đoan 100% người Việt tại đây đều quan tâm. Đây là vấn đề nóng bỏng nhất trong cộng động người Việt hiện nay”.

Cử tri gốc Việt, Biển Đông và bầu cử tổng thống Mỹ

Đỗ Duy | 03/10/2016, 05:48

Ông Philip Nguyen khẳng định: “Những Việt kiều như chúng tôi có quan tâm vấn đề Biển Đông không? Có chứ… Tôi cam đoan 100% người Việt tại đây đều quan tâm. Đây là vấn đề nóng bỏng nhất trong cộng động người Việt hiện nay”.

Tại văn phòng Trung tâm Cộng đồng Đông Nam Á ở San Francisco, ông Philip Nguyen chỉ ra hàng loạt vấn đề cộng đồng Việt kiều quan tâm như thiếu việc làm tốt, tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và giá nhà tăng chóng mặt.

Nói cách khác, đó là những điều bất kỳ người Mỹ nào cũng quan tâm trong thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ chứ không riêng gì cộng đồng người Việt. Nhưng khi nhắc đến Trung Quốc, mắt của người đàn ông 70 tuổi sáng lên: “Đó là chủ đề ưa thích của tôi”.

Ông Philip Nguyen vẫn hướng niềm tự hào về quê hương và cảm giác đó dâng trào khi nhắc đến hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á lân cận.

Clinton hay Trump đều cứng rắn với Trung Quốc

Vấn đề Biển Đông đang nổi lên như một vấn đề bầu cử lớn, không chỉ đối với 1,6 triệu người Việt tại Mỹ mà còn với 2,6 triệu người gốc Philippines đang sinh sống tại cường quốc này.

Hai ứng cử viên đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa Hillary Clinton và Donald Trump đều cam kết sẽ cứng rắn với Trung Quốc.

Trong vai trò Ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 2009-2013, bà Clinton từng tuyên bố lập trường chống lại hành động của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Bà cũng là một trong những kiến trúc sư chính trong chính sách tái cân bằng sang châu Á của Nhà Trắng, vốn được xem là một cách kiềm chế Trung Quốc.

Chuyên gia về châu Á Steven Lewis tại Đại học Rice nhận xét: “Bà Clinton được biết đến rộng rãi tại châu Á, đặc biệt ởTrung Quốc, với tinh thần không khoan nhượng của mình… Tôi cho rằng chúng ta có thể mong chờ nhiều thứ hơn ở bà ấy trong tương lai”.

Trái lại, dấu ấn của Donald Trump tại châu Á lại không đơn giản. Mặc dù ông lấy việc chỉ trích Trung Quốc làm một tâm điểm trong chiến dịch tranh cử của mình nhưng ông chủ yếu tập trung vào thương mại.Thậm chí, ông từng đe dọa sẽ rút quân ra khỏi châu Á. Hành động trên làm dấy lên nghi ngờ liệu ông có nhượng bộ ảnh hưởng khu vực của Mỹ cho Bắc Kinh hay không.

Bất chấp những tuyên bố cứng rắn của các nhà chính trị Mỹ, Trung Quốc vẫn đòi quyền kiểm soát các vùng biển tranh chấp, cải tạo đá, rạn san hô thành đảo nhân tạo phục vụ mục đích quân sự.

Người Việt biểu tình phản đối Trung Quốc bênngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, D.C - Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam

Mối lo ngại của cộng đồng người Việt về Trung Quốc

Người Việt tại Mỹ quan tâm đặc biệt vấn đề Biển Đông và đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động của Bắc Kinh bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cũng như tại trước các lãnh sự quán khác.

California là bang có số người Việt định cư đông nhất. Nhiều người Việt sống tại Bay Area, bao gồm thành phố San Francisco, tập trung chủ yếu tại quận Tenderloin.

Năm 2004, một dãy phố tại đây đã chính thức được đổi tên thành “Little Saigon”. Con phố này gồm nhiều nhà hàng, quán cà phê, tiệm tạp hóa do người Việt làm chủ. Hai bức tượng sư tử được đặt ngay lối vào Little Saigon.

Ông Philip Nguyen cho hay đây là một trong rất ít các khu vực trong thành phố có thể thuê được một căn hộ với giá phải chăng.Trung tâm Cộng đồng Đông Nam Á, nơi ông Philip Nguyen làm giám đốc điều hành, cung cấp dịch vụ luyện thi quốc tịch Mỹ và hỗ trợ người nhập cư thu nhập thấp.

Ông giải thích mối lo ngại của cộng đồng người Việt về Trung Quốc: “Chúng tôi hiện tại mang quốc tịch Mỹ nhưng nhiều người vẫn hướng về Việt Nam. Chúng tôi hiểu tại sao Trung Quốc bành trướng. Nhưng nếu họ gây ảnh hưởng đến chúng tôi thì chúng tôi phải lo ngại về điều đó”.

Những lá phiếu có sức nặng

Thông thường, các chiến dịch tranh cử tổng thống không cần phải nỗ lực tiếp cận nhóm di dân tại các bang như California, do nơi này có truyền thống bỏ phiếu cho các ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử từ năm 1992.

Tuy nhiên, lá phiếu của cộng đồng dân cư gốc Đông Nam Á có thể đóng vai trò then chốt ở các khu vực khác bao gồm Florida, Nevada và Virginia. Đây là các bang chưa nghiêng về đảng nào trong bầu cử tổng thống ngày 8.11 sắp tới.

Nhâm nhi tách cà phê đá bên ngoài một quán cà phê của người Việt tại Falls Church (bang Virginia), Lam Nguyen đang hành nghề phi công thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ về vấn đề tranh chấp Biển Đông.Lam Nguyen nói: “Tôi không thích Trung Quốc. Tôi muốn quân đội Mỹ ra tay ngăn chặn Bắc Kinh tại Biển Đông”.

Nhà tổ chức công đoàn địa phương Keith Lee ngồi gần đó cũng đồng quan điểm không thích hành động gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam, nhưng hoài nghi về việc ai đó sẽ làm gì để ngăn chặn điều này.Lee phân tích: “Một nước lớn sẽ luôn cố tranh giành một phần của miếng bánh lợi ích. Thế giới thực là như vậy”.

Điểm đăng ký cử tri ở trung tâm Eden tạiFalls Church (bang Virginia) - Ảnh:The Washington Post)

Người Mỹ gốc Á không thích ôngTrump

Tại bang Virginia có khoảng 150.000 người Việt và Philippines sinh sống. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số 8,3 triệu người đang sống tại Mỹ. Tuy nhiên, con số trên là quá đủ để ảnh hưởng cục diện bầu cử ở một vài năm.

Điển hình là trường hợp của Mark Warner, thượng nghị sĩ đến từ Virginia, người giành ghế vào năm 2014 với 17.000 phiếu. Là thành viên đảng Dân chủ, ông đã tiếp cận và giành được đủ số lá phiếu của người gốc Á và điều này đã giúp ông chiến thắng.

Một trường hợp tương tự vào năm 2006, thượng nghị sĩ Jim Webb đến từ Virginia đã giành được ghế với chỉ 9.000 phiếu bầu, cũng một phần bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Binh Tran, người sở hữu và điều hành một tiệm bánh tại trung tâm Falls Church’s Eden cho hay: “Tôi không chắc lắm, nhưng tôi tin Trump sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc”.

Nhìn chung, người Mỹ gốc Á đang dần trở nên phóng khoánghơn và phần lớn không thích Donald Trump theo một cuộc thăm dò tiến hành hồi tháng 5 do một nhóm vận động người Mỹ gốc Á thực hiện. Tuy nhiên, họ lại không bỏ phiếu thống nhất. Ví dụ, người Việt lớn tuổi thường thiên về ứng cử viên đảng Cộng hòa.

Sự ủng hộ của nhóm người Mỹ gốc Philippines đối với ông Trump cũng có thể bị ảnh hưởng do việc ông đã xếp Philippines trong danh sách các quốc gia khủng bố có khả năng bị cấm nhập cư.

Tình hình càng trở nên phức tạpsau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duerte chỉ trích quan hệ quân sự của Manila với Mỹ. Hành động trên có thể xem như một động thái xích lại gần hơn với Trung Quốc.

Các ứngcử viên tranh thủ dân gốc Á

Cả hai ứng cử viên tổng thống đều đang nỗ lực nhằm tiếp cận nhóm cư dân gốc Á. Hồi tháng 1, ê kíp tranh cử của bà Hillary Clinton đã lập Nhóm Cử tri gốc Á và Thái Bình Dương ủng hộ Hillary.

Đầu tuần này, Trump công bố thành lập Ủy ban Tư vấn người gốc Á và Thái Bình Dương để hỗ trợ và tăng cường quan hệ với cộng đồng này.

Vấn đề hiện tại là không rõ hai ứng viên tổng thống có đưa vấn đề Biển Đông vào chiến dịch tranh cử để tìm kiếm sự ủng hộ qua các lá phiếu hay không vì đây là một bước đi khá mạo hiểm, theo phân tích của Giáo sư Steven Lewis ở Đại học Rice.

Ông nhận định: “Bà Clinton có thừa khôn ngoan để thận trọng khi tiếp cận vấn đề tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam hoặc Philippines, căn cứ vào lịch sử của chúng ta với cácquốc gia này”.

Đỗ Duy​
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cử tri gốc Việt, Biển Đông và bầu cử tổng thống Mỹ