Không quân Trung Quốc lớn thứ 3 thế giới và có thể vượt qua Mỹ trong 15 năm nữa. Nhưng nếu không chiến với không quân Mỹ, Bắc Kinh không chỉ cần nhiều máy bay mà còn cần các phi công có đầy đủ kỹ năng đối phó. Tạp chí The National Interest (Mỹ) ngày 26.9.2016 đã đưa ra nhận định như trên.

Vì sao không quân Trung Quốc khó địch lại Mỹ?

Ánh Hoàng | 01/10/2016, 05:34

Không quân Trung Quốc lớn thứ 3 thế giới và có thể vượt qua Mỹ trong 15 năm nữa. Nhưng nếu không chiến với không quân Mỹ, Bắc Kinh không chỉ cần nhiều máy bay mà còn cần các phi công có đầy đủ kỹ năng đối phó. Tạp chí The National Interest (Mỹ) ngày 26.9.2016 đã đưa ra nhận định như trên.

Tạp chí The National Interest nhận định hiện nay, các phi công Trung Quốc đang chiến đấu với các chiến thuật kém phát triển và các bài huấn luyện triệt tiêu sáng kiến. Nói chung, đội ngũ không quân Trung Quốc kém năng lực hơn khả năng sẵn có.

Lực lượng không quân Trung Quốc cũng ý thức được việc này và đang thay đổi chương trình huấn luyện phi công theo báo cáo gần đây của Trung tâm nghiên cứu RAND Corporation, nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận có quan hệ mật thiết với không quân Mỹ. Theo thời gian, nhữngthay đổi này có thể sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kỹ năng giữa không quân Trung Quốc và không quân Mỹ.

Nguyên nhân xuất phát từ lịch sử và cách thức huấn luyện

Báo cáo của RAND Corporation ghi nhận không quân Trung Quốc không thể đọ sức với Mỹ bởi trong phần lớn lịch sử, Trung Quốc không cần làm điều đó.

Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, 14 triệu sinh mạng Trung Quốc thiệt mạng trong thời kỳ xâm lược của phát xít Nhật. Kinh nghiệm thương đau này đã định hình chiến lược của Trung Quốc về phát triển lực lượng bộ binh quy mô.

Hơn nữa, trong phần lớn thời kỳ chiến tranh lạnh, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã nhìn thấy nguy cơ vềmối xâm lược khác vàxem Liên Xô như mối đe dọa quân sự số một.

Phi công Trung Quốc chuẩnbịhuấn luyện- Ảnh: Kyodo

Để đối phó, Trung Quốc đã tiến hành nhiều cải cách quân sự lớn từ những năm 1980 nhằm tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Hành động này nhằm đẩy hải quân và không quân của đối phương, ở đây là Mỹ, ra xa khỏi đất liền.

Hơn nữa, Trung Quốc đang tiến hành tinh giản lực lượng bộ binh nhưng đầu tư phát triển không quân và hải quân và suy nghĩ lại cách thức chiến đấu trong những điều kiện khác nhau.

Tuy nhiên, cấu trúc tập trung quyền lực từ trên xuống của quân đội Trung Quốc vẫn được giữ nguyên và đãphá tan năng lực của các phi công chiến đấu. Các kế hoạch chỉ dựa trên sách vỡ và không thực tiễn sẽ không khả thi khi bước vào các trận đánh thực sự khi kẻ thù đối diện.

Phi công không thểphát huy tư duy chiến thuật

Theo báo cáo của RAND Corporation, công tác huấn luyện phi công chiến đấu để thích nghi khi điều kiện thay đổi- và khả năng đưa ra quyết định tại chỗ- vẫn còn khá mới mẻ với Trung Quốc trong bối cảnh nhiều phi công đã quen nhận chỉ đạo trong các cuộc diễn tập chiến thuật từ chỉ huy đơn vị tại tháp chỉ huy.

Lấy ví dụ, máy bay quan trọng nhất trong đội hình chiến đấu là máy bay chỉ huy. Về cơ bản, đây là máy bay đi đầu đội hình, được phi công kinh nghiệm nhất đội điều khiển và đảm nhiệm vai trò dẫn dắt, chỉ huy sắp xếp đội hình khi chiến đấu và diễn tập.

Tuy nhiên, nhưbáo Tin tức Không quân (Trung Quốc) nhận xét,các phi công chỉ huy Trung Quốc thường thiếu các kỹ năng chiến thuật, diễn tập trên không và tự ý thay đổi kế hoạch bay mà không có chỉ thị từ mặt đất. Tuy vậy, họ lại nghe theo mệnh lệnh từ mặt đất trong khi chiến đấu mà không có tư duy chiến thuật để chỉ đạo tại chỗ.

Báo Tin tức Không quân đánh giá: “Vì vậy, có rất nhiều tác nhân bất lợi mà phi công Trung Quốc thường gặp phải trong công tác huấn luyện. Ví dụ như mệnh lệnh chỉ huy từ dưới mặt đất thường không thể theo kịp với tình huống trên không phức tạp và hay thay đổi. Các phi công tin tưởng quá nhiều vào mệnh lệnh chỉ huy và chỉ đạo dưới mặt đất, do đó không thích hợp để thúc đẩy tinh thầnhăng hái và sáng kiến của phi công”.

Những vấn đề như thế phát sinh trong các bài tấn công mô phỏng đối với các mục tiêu dưới mặt đất. Trong khi tập luyện, các sĩ quan chỉ huy đã thử khả năng của các phi công bằng cách bất ngờ thay đổi mục tiêu khi máy bay đã cất cánh song phi công đã mắc sai lầm, bay quá thấp so với yêu cầu và tấn công trượt mục tiêu.

Máy baySu-27 Flanker của Trung Quốc - Ảnh: Không quân Mỹ

Vậy không quân Trung Quốc đã làm gì?

Theo báo cáo của RAND Corporation, không quân Trung Quốc đã có thay đổi trong đường lối huấn luyện cho phi công.Các phi công đã được phép phát triển khả năng lên kế hoạch bay bằng cách độc lập hoàn toàn từ khởi động động cơ cho đến thay đổi đường bay và chiến thuật không kích.

Hơn nữa, để tăng khả năng thích nghi với nhiều loại địa hình, các phi công Trung Quốc phải làm việc ở nhiều căn cứ khác nhau. Ngoài ra, trong các bài tập chiến đấu mô phỏng, các sĩ quanchỉ huy đã hạn chế số lượng thông tin chia sẻ giữa các đội hình trước khi họ diễn tập.

Trung Quốc đã phán đoán một cuộc xung đột tiềm tàng với Mỹ xảy ra ở Tây Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc đang giữ ưu thế về số lượng. Nếu cộng thêm Đài Loan thì ưu thế này là3:1 về không quân theo nghiên cứu của RAND Corporation công bố năm 2008.

Cơ hội đối với Lầu Năm Góc sẽ còn tệ hại hơn nữa nếu Trung Quốc có thể sử dụng các căn cứ không quân gần Mỹ nhất như Kadena ở Nhật trong tấn công tên lửa đạn đạo.

Ánh Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đu trend ‘tìm kho báu’ là chia sẻ thông tin sai sự thật
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ông Lê Quang Tự Do khẳng định đây là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao không quân Trung Quốc khó địch lại Mỹ?