Trang Bloomberg cho biết CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đang trong một cuộc đua không gian gay cấn.

Cuộc đua không gian tại bán đảo Triều Tiên

Cẩm Bình | 25/05/2023, 10:45

Trang Bloomberg cho biết CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đang trong một cuộc đua không gian gay cấn.

Triều Tiên đang nâng cấp trung tâm vũ trụ của mình. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tháng trước yêu cầu thực hiện vụ phóng vệ tinh trinh sát quân sự phụ trách theo dõi lực lượng Mỹ cùng đồng minh tại châu Á theo đúng kế hoạch.

Họ có cơ hội thành công nhờ nỗ lực phát triển tên lửa tầm xa lâu nay. Truyền thông Triều Tiên đưa tin cơ quan vũ trụ quốc gia đi đầu trong “xây dựng cường quốc không gian” với mục tiêu khám phá và chinh phục không gian “theo cách riêng”.

Tất cả động thái lên gióng lên hồi chuông cảnh báo với Hàn Quốc. Seoul hiện có chương trình tên lửa đẩy của riêng mình, với tên lửa Nuri tự phát triển đưa vệ tinh thương mại lên quỹ đạo.

Theo nhà sử học quân sự David Silbey (Đại học Cornell): “Chắc chắn hai miền Triều Tiên cạnh tranh về những gì họ đang cố gắng thiết lập trên không gian”.

Chương trình không gian gây tranh cãi

Nhà lãnh đạo Kim vào đầu tháng 5 đến thăm cơ sở lắp ráp vệ tinh trinh sát đầu tiên của Triều Tiên – dấu hiệu cho thấy họ sắp tiến hành phóng tên lửa vũ trụ đầu tiên sau 7 năm.

Lần phóng trước đó được thực hiện vào tháng 2.2016. Triều Tiên tuyên bố thành công đưa một vệ tinh quan sát Trái đất lên quỹ đạo.

korea.jpg
Nhà lãnh đạo Kim thăm cơ sở lắp ráp vệ tinh trinh sát - Ảnh: KCNA

Dù bị nhiều nghị quyết Liên hợp quốc cấm tiến hành thử tên lửa đạn đạo, Bình Nhưỡng vẫn tuyên bố có quyền xây dựng chương trình không gian dân sự để phóng vệ tinh.

Tuy nhiên Mỹ cùng đối tác cảnh báo công nghệ từ chương trình không gian có thể được dùng cho chương trình tên lửa đạn đạo.

Nhà sử học Silbey cho biết: “Một trong những mục đích sử dụng của vệ sinh là nhắm mục tiêu cho vũ khí. Thật đáng lo ngại khi Bình Nhưỡng sở hữu loại năng lực cấp cao này”.

Nhà nghiên cứu David Schmerler (Trung tâm James Martin về Nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân) có cùng quan điểm: “Tôi chắc chắn rằng nếu thành công đưa một vệ tinh chụp ảnh lên quỹ đạo thì Triều Tiên sẽ dùng hình ảnh chụp được để thử và tinh chỉnh danh sách mục tiêu”.

Chỉ một vệ tinh không đủ bao quát tất cả khu vực mà Triều Tiên muốn trinh sát. Nhưng với nhiều vệ tinh phóng lên sau đó, Bình Nhưỡng sẽ có thể nắm rõ tình hình toàn bán đảo lẫn khu vực lân cận.

Hàn Quốc không chịu thua kém

Ngày 24.5, Hàn Quốc tiến hành phóng tên lửa đẩy Nuri mang vệ tinh thương mại lên quỹ đạo. Tuy nhiên một vấn đề phần mềm phát hiện ngay sát giờ phóng khiến kế hoạch bị hủy bỏ.

ckoreas.jpg
Hàn Quốc tự phát triển tên lửa đẩy Nuri - Ảnh: Straits Times

Không lâu sau khi Triều Tiên công bố thông tin về vệ tinh trinh sát, Cơ quan Phát triển quốc phòng Hàn Quốc (ADD) cũng thông báo chi hơn 1,4 nghìn tỉ won chế tạo vệ tinh trang bị radar khẩu độ tổng hợp (SAR) cùng cảm biến quang điện và cảm biến hồng ngoại.

Dự kiến lần phóng đầu tiên - bằng tên lửa Falcon 9 của công ty SpaceX - diễn ra vào tháng 11. Đây là vệ tinh đầu tiên mà quân đội Hàn Quốc phóng lên quỹ đạo, cho phép họ theo dõi mọi hoạt động của Triều Tiên mỗi 2 giờ với độ rõ nét lên đến 30 cm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cuộc đua không gian tại bán đảo Triều Tiên