"Dù là Giám đốc Sở TN-MT nhưng hầu như tôi không được tham mưu, việc bán đất diễn ra chóng vánh", nguyên giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng nói về việc UBND Đà Nẵng đã bán nhiều lô đất và tài sản với giá thấp hơn 10% theo quy định từ năm 2010 trở về trước.

Cựu chủ tịch Đà Nẵng đã bán sân Chi Lăng cho Phạm Công Danh như thế nào?

Zing | 18/04/2018, 13:30

"Dù là Giám đốc Sở TN-MT nhưng hầu như tôi không được tham mưu, việc bán đất diễn ra chóng vánh", nguyên giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng nói về việc UBND Đà Nẵng đã bán nhiều lô đất và tài sản với giá thấp hơn 10% theo quy định từ năm 2010 trở về trước.

Vài ngày trước, hai ông nguyên là chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng là Trần Văn Minh (tại chức giai đoạn 2006-2011) và Văn Hữu Chiến (tại chức giai đoạn 2011-2014) đãbị Bộ Công an ra quyết định khởi tốvề các hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại và Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai. Ông Minh bị bắt tạm giam còn ông Chiến bị cấm rời khỏi nơi cư trú.

Cùng bị khởi tốvề hành vi Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý đất đainhưng các ông Nguyễn Điểu -nguyên Giám đốc Sở TN-MT, ôngTrần Văn Toán -Phó giám đốc Sở TN-MT và ông Lê Cảnh Dương -Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư TP.Đà Nẵngđược cho tại ngoại.

Trao đổi với Zing qua điện thoại sáng 18.4, ông Nguyễn Điểu nói không chỉ sân vận động Chi Lăng mà thời điểm năm 2010 trở về trước, Đà Nẵng đã bán nhiều lô đất và tài sản công cho các tập thể, cá nhân khác với giá thấp hơn 10% theo quy định. Ông này nói khi đó, việc bán tài sản công đều làm theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, tức ông Trần Văn Minh.

"Dù là Giám đốc Sở TN-MT nhưng hầu như tôi không được tham mưu, việc bán đất diễn ra chóng vánh", ông nói với Zing.

Theo hồ sơ, trước khi thôi chức chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng khoảng đó 6 tháng, tức vào khoảng tháng 1.2011, ông Trần Văn Minh đã hoàn tất thủ tục bán sân vận động Chi Lăng cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Thanh (ông Phạm Công Danh, nguyên Tổng giám đốc đã bị bắt) với giá gần 1.400 tỉđồng.

Cụ thể ngày 13.9.2010, Hội đồng thẩm định giá đất báo cáo và trên cơ sở ý kiến thống nhất kết luận của ông Trần Văn Minhvà các phó chủ tịch (có cả ông Văn Hữu Chiến), Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng lập thủ tục, trình lãnh đạo UBND TP.Đà Nẵng xem xét ban hành quyết định quy định giá đất để kêu gọi đầu tư dự án khu phức hợp thương mại, dịch vụ tại khu đất sân vận động Chi Lăng.

Theo đó, quy định giá đất (đơn giá đất ở), thời hạn sử dụng đất lâu dài đối với khu đất có diện tích 55.061m2để kêu gọi đầu tư là 25,3 triệu đồng/m2.

Ngày 7.10.2010, Công ty Quản lý khai thác đất (thuộc Sở TN-MT do ông Nguyễn Điểu làm giám đốc) có báo cáo do không có đơn vị khác tham gia đầu tư dự án, vì vậy UBND TP.Đà Nẵng đồng ý chủ trương cho phép Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh được đầu tư vào dự án theo đơn giá chuyển quyền sử dụng đất.

Theo chủ trương trên, nếu doanh nghiệp nộp tiền sử dụng đất một lần trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (đối với phần diện tích 55.061m2) thì được giảm 10% tiền sử dụng đất.

Cùng với đó, UBND TP.Đà Nẵng đồng ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tập đoàn Thiên Thanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất vào ngân sách đối với diện tích 45.861m2.

Đối với phần diện tích phía bắc và nam khu đất (9.200m2), UBND TP.Đà Nẵng sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Thiên Thanh trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đủ tiền sử dụng đất.

Ngày 25.1.2010, Công ty Quản lý và khai thác đất lại có báo cáo về việc liên quan đến nộp tiền sử dụng đất đối với dự án. Theo báo cáo này, nếu nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng thì được giảm 10% số tiền sử dụng đất phải nộp.

Ngày 18.1.2011, ông Nguyễn Điểu với tư cách là Giám đốc Sở TN-MT có báo cáo về việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh.

Ngay lập tức, Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng đã lập thủ tục, trình lãnh đạo UBND thành phố xem xét ban hành Quyết định 704 về việc phê duyệt sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng.

UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt sơ đồ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất và chuyển cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh; giao Sở TN-MT căn cứ ranh giới chuyển quyền sử dụng đất được duyệt, lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty thành viên.

Ngày 21.1.2011, Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh có tờ trình về việc liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Văn phòng UBND TP đã lập thủ tục, trình UBND TP xem xét ban hành Công văn 542. Theo đó, giao Sở TN-MT trực tiếp lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty thành viên của Tập đoàn Thiên Thanh theo Quyết định 704.

Sáu ngày sau, Sở TN-MT có báo cáo về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất cho 10 công ty. Ngày 28.11.2011, UBND TP.Đà Nẵng đã ký cấp 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 10 công ty.

Điều đáng nói ở đây là khu đất này để xây dự án thương mại dịch vụ nhưng lại được UBND TP.Đà Nẵng bán theo giá đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thời hạn lâu dài.

Sau khi khu đất bị “xé nhỏ”, Thiên Thanh đã đem thế chấp ngân hàng nhưng dự án vẫn không được triển khai. Rồi ông Phạm Công Danh bị bắt, dự án sân vận động Chi Lăng rơi vào thảm cảnh không có lối thoát và có nguy cơ trở thành dự án treo nằm tại khu đất vàng giữa lòng thành phố Đà Nẵng.

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng cũng có ý định thương thảo với các ngân hàng để lấy lại sân vận động Chi Lăng, nhưng xem ra quá khó, bởi số tiền mà Thiên Thanh thế chấp quá lớn lên đến trên 4.000 tỉ đồng chứ không phải 1.400 tỉ như lúc Đà Nẵng bán cho Thiên Thanh.

Sự việc thành phố đem bán sân Chi Lăng rồi để bị chia 5 xẻ 7 khiến người dân Đà Nẵng rất bức xúc, thậm chí là tức giận, lo lắng nếu ngân hàng đem đất sân Chi Lăng ra phát mãi thì liệu có thu hồi lại được không. Có cử tri nói thẳng nếu gây thất thu ngân sách thì những lãnh đạo đồng ý bán phải chịu trách nhiệm bỏ tiền túi ra mà đền bù cho ngân sách.

Theo Zing, Người Lao Động
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cựu chủ tịch Đà Nẵng đã bán sân Chi Lăng cho Phạm Công Danh như thế nào?