Theo các số liệu thống kê cùng cuộc khảo sát với 2.000 người, các nhà nghiên cứu tiết lộ câu “Không có gì, tôi vẫn tốt mà!” được đánh giá là lời nói dối phổ biến nhất của cả hai giới.
Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Richard Newman nhận định: Ngôn ngữ cơ thể là một cách tốt nhất để phát hiện một người nào đó đang nói dối, tuy nhiên, hầu như mọi người đều không thể đọc hết được các tín hiệu phát ra từ cơ thể.
Khi nói dối, họkhông nhìn thẳng vào người khác và tránh tiếp xúc mắt. Điều này được lý giảido đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn và đôi mắt không bao giờ biết nói dối.
Những người nói dối thường ra sức thanh minh, thường làm mọi thứ để cố gắng thuyết phục với bạn rằng họ đang nói sự thật và sau khi nói xong họ vẫn quan sát, dò xét thái độ phản ứng của bạn. Nếu vô tình bắt gặp ánh mắt dò xét của bạn, họ sẽ nhanh chóng nhìn sang một chỗ khác.
Một nghiên cứu khá chi tiết hơn củaStatistic Brain chỉ ra rằng, chỉ có 12% người trưởng thành cho biết họ thỉnh thoảng hoặc đôi khi nói dối, trong khi có đến 80% người thường xuyên nói những điều họ cho là “lời nói dối vô hại”. 60% người nói một câu dối trá trong mỗi 10 phút thảo luận, trò chuyện.
Khi phân chia những người trong nhóm được khảo sát theo giới tính, nữ giới cho thấy họ thường nói thật hơn đàn ông. Trung bình, mỗi phụ nữ nói khoảng 3 câu nói dối mỗi ngày với bạn đời, cấp trên, đồng nghiệp – trong khi đàn ông nói 6 câu nói dối mỗi ngày, con số cao hơn gấp đôi phụ nữ.
Những câu nói dối không phải lúc nào cũng có hại, nhưng điều này chứng tỏ đàn ông che giấu bản thân và nhiều khi có xu hướng lảng tránh sự thật nhiều hơn phụ nữ.
Với xu hướng ít bày tỏ cảm xúc và tránh xung đột không cần thiết, nhu cầu “nói dối” của đàn ông càng cao hơn. Theo các nghiên cứu, sự khép kín, thiếu cởi mở này là một trong những nguyên nhân phá hoại mối quan hệ tình cảm cao nhất – và với kết quả khảo sát này, đàn ông nên nghĩ lại về các câu nói không thật của mình trong ngày và tìm cách hạn chế trước khi nó gây ra tai hại.
Thu Thủy (tổng hợp)