Đáp lại đề xuất đổi khoáng sản lấy viện trợ của Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 4.2 lên tiếng kêu gọi doanh nghiệp Mỹ đầu tư để khai thác.
Chuyển động

Đất hiếm của Ukraine phân bố ở đâu?

Cẩm Bình 11:14 05/02/2025

Đáp lại đề xuất đổi khoáng sản lấy viện trợ của Tổng thống Donald Trump, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 4.2 lên tiếng kêu gọi doanh nghiệp Mỹ đầu tư để khai thác.

“Tôi từng đề cập việc này vào tháng 9 khi gặp Tổng thống Trump. Chúng tôi cởi mở trước thực tế rằng tất cả những điều này đều có thể đạt được với các đối tác đang giúp Ukraine bảo vệ đất nước và đẩy lùi kẻ thù bằng vũ khí, sự hiện diện lẫn trừng phạt của họ. Việc này hoàn toàn công bằng”, theo Tổng thống Zelensky.

2025-02-05-103231(1).png
Tổng thống Zelensky tỏ ý chấp nhận đổi đất hiếm lấy viện trợ - Ảnh: Reuters

Truyền thông Ukraine tiết lộ Tổng thống Zelensky nói với Tổng thống Trump rằng khu vực có đất hiếm cần do Kyiv kiểm soát thì Washington mới tiếp cận được, do đó phải có đảm bảo an ninh bảo vệ chúng.

Trước diễn biến trên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố đề xuất từ Tổng thống Trump cho thấy rõ Mỹ không còn sẵn sàng giúp đỡ Ukraine miễn phí nữa.

Tờ The Independent cho biết Ukraine sở hữu một trong những mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu – giá trị ước tính hơn 12 nghìn tỉ bảng Anh, phần lớn chưa được khai thác. Đặc biệt Kyiv nắm giữ đến nửa triệu tấn lithium (lớn nhất lục địa già).

Tổng thống Zelensky nhiều năm qua không ngừng cố gắng khai thác nguồn khoáng sản dồi dào này. Năm 2021 ông mời gọi nhà đầu tư nước ngoài bằng cách giảm thuế, tuy nhiên mọi việc đình trệ vì chiến tranh nổ ra. Do biết Tổng thống Trump là người thích quản trị theo kiểu giao dịch nên ông đưa cả nội dung cho phép khai thác đất hiếm vào “kế hoạch chiến thắng” đề xuất năm ngoái.

2025-02-05-103244.png
Bản đồ khoáng sản của Ukraine - Ảnh: MSN

Khoảng 53% tổng số đất hiếm của Ukraine nằm ở 4 vùng Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia, Kherson bị Nga sáp nhập vào tháng 9.2022. Bán đảo Crimea nắm giữ số khoáng sản trị giá khoảng 165 tỉ bảng Anh. Vùng Dnipropetrovsk giáp Donetsk và Zaporizhzhia có số khoáng sản trị giá 2,8 nghìn tỉ bảng Anh.

Đất hiếm gồm 17 kim loại có tính chất hóa học tương tự nhau, do sở hữu từ tính và cách thức phản ứng với ánh sáng đặc biệt nên được sử dụng rộng rãi cho xe điện, tua bin gió cùng nhiều thiết bị điện tử. Chúng không quá hiếm như tên gọi nhưng lại khó khai thác vì hầu hết các mỏ đều có chất lượng lẫn nồng độ thấp. Nhu cầu tăng cao khiến các quốc gia quyết liệt chạy đua đa dạng hóa nguồn cung. Cơ quan Năng lượng quốc tế ước tính nhu cầu đất hiếm năm 2040 sẽ gấp 7 lần hiện tại.

Hiện tại nguồn cung của Mỹ không nhiều. Mỏ đất hiếm quy mô lớn nhất trên lãnh thổ nước này là Mountain Pass ở bang California. Hơn 95% lượng đất hiếm họ cần đến phải nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc.

Bài liên quan
Tài nguyên đất hiếm của Ukraine: Chìa khóa để Mỹ tiếp tục hỗ trợ Kyiv?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất một thỏa thuận với Ukraine, trong đó Washington có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên đất hiếm của quốc gia này để đổi lấy sự hỗ trợ quân sự và kinh tế liên tục.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong sự vĩ đại của Đảng có phần đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ
26 phút trước Nhịp đập khoa học
Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng cho rằng: "Trong sự vĩ đại của Đảng ta có sự một phần đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đất hiếm của Ukraine phân bố ở đâu?