Trong khi tự động hóa sẽ giúp thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế, nhiều khả năng nó sẽ tạo ra sự bất bình đẳng lớn hơn khi lao động mất việc làm sẽ tập trung trong một số ngành nghề và quốc gia nhất định.

Đến 2030 robot có thể thay thế 20 triệu lao động trong nhà máy, thậm chí trở thành 'ông chủ'

29/06/2019, 23:45

Trong khi tự động hóa sẽ giúp thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế, nhiều khả năng nó sẽ tạo ra sự bất bình đẳng lớn hơn khi lao động mất việc làm sẽ tập trung trong một số ngành nghề và quốc gia nhất định.

Ảnh minh họa từ DynamicCIO.com

Đã có khoảng 1,7 triệu việc làm bị mất do robot

Theo nghiên cứu mới của hãng phân tích Oxford Economics, đến năm 2030, các robot có thể thay thế đến 20 triệu việc làm sản xuất, gần 10% số việc làm trong ngành sản xuất trên toàn thế giới.

Kết quả nghiên cứu ước tính, trung bình mỗi robot công nghiệp mới có thể loại bỏ khoảng 1,6 lao động trong ngành sản xuất, những lĩnh vực cần đến ít kỹ năng nhất sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tương tự, các khu vực với nhiều lao động có kỹ năng thấp hơn, nhiều khả năng sẽ có nền kinh tế yếu kém hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, cũng như chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề hơn do mất việc làm vào tay robot.

Những lao động này, sau khi bị mất việc trong lĩnh vực sản xuất, sẽ chuyển sang các công việc mới trong ngành vận tải, xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng hoặc các công việc văn phòng. Đây sẽ là những ngành nghề tiếp theo chịu ảnh hưởng của việc tự động hóa.

Tính trung bình, mỗi robot được lắp đặt thêm trong những khu vực có lao động kỹ năng thấp có thể dẫn đến tỷ lệ mất việc làm cao gần gấp đôi những khu vực có lao động kỹ năng cao hơn trong cùng quốc gia.

Nghiên cứu của Oxford Economics cho rằng, những công việc càng có tính lặp lại cao hơn, càng chịu nhiều rủi ro bị robot thay thế hoặc loại bỏ. Trong khi những công việc đòi hỏi nhiều đam mê hơn, nhiều sáng tạo hơn và các kỹ năng xã hội sẽ vẫn tiếp tục được con người thực hiện "trong hàng thập kỷ nữa."

Oxford Economics tính toán, từ năm 2000 đến nay đã có khoảng 1,7 triệu việc làm bị mất do robot, bao gồm 400.000 lao động ở châu Âu, 260.000 lao động ở Mỹ và khoảng 550.000 lao động ở Trung Quốc. Hãng này cũng dự báo Trung Quốc sẽ là nơi có khả năng tự động hóa cao nhất, với khoảng 14 triệu robot công nghiệp vào năm 2030.

Robot thậm chí có thể làm ông chủ của bạn luôn

Quả thật trong nhiều thập kỷ, con người luôn tưởng tượng một cách đáng sợ về những đội quân robot siêu hiệu quả sẽ xâm chiếm các văn phòng và nhà máy, tranh đoạt từng công việc của con người. Nhưng trong tất cả những lo lắng về tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI) có thể thay thế lao động, dường như mọi người đã bỏ qua khả năng chúng cũng sẽ thay thế để trở thành các ông chủ.

Ảnh minh họa từ Vice

Mục tiêu của tự động hóa luôn hiệu quả, nhưng hiện AI lại đang xem chính con người là điều cần được tối ưu hóa. Theo báo cáo từ The Verge mới đây, Amazon cũng sử dụng các thuật toán phức tạp để theo dõi năng suất của công nhân trong các trung tâm hậu cần của mình, từ đó tự động đưa ra các phán quyết sa thải những người không đạt mục tiêu. IBM cũng đã sử dụng Watson, một nền tảng AI trong quá trình đánh giá tuyển dụng nhân viên để dự đoán hiệu suất làm việc trong tương lai và tuyên bố nó có tỷ lệ chính xác tới 96%.

Cogito thì đã hợp tác với các công ty bảo hiểm lớn như MetLife và Humana cũng như các công ty tài chính, bán lẻ và hiện có hơn 20.000 người dùng. Percolata, một công ty ở Thung lũng Silicon, cũng đã thuyết phục Uniqlo và 7-Eleven trở thành khách hàng của mình. Công ty này sử dụng các cảm biến trong cửa hàng để tính điểm số năng suất thực sự cho mỗi nhân viên và xếp hạng họ từ thấp tới cao...

Thế nhưng việc sử dụng AI để quản lý công nhân trong các công việc thông thường đã gây ra nhiều tranh cãi. Các nhà phê bình đã cáo buộc những công ty sử dụng thuật toán cho các nhiệm vụ quản lý, nói rằng các hệ thống tự động có thể làm việc phi nhân tính và đưa ra các trừng phạt bất công. Bởi các AI có thể theo dõi mọi thứ công nhân làm, nhưng nó sẽ không rõ tại sao họ lại làm như vậy. Trong khi một người quản lý có thể nhìn nhận và phân tích rõ nguyên nhân cốt lõi phía sau.

Việc quản lý bằng thuật toán cũng tạo ra sự căng thẳng giữa người lao động và nền tảng kết nối họ với khách hàng. Mới đây, các tài xế cho những công ty giao hàng như Postmate và DoorDash đã phản đối một phương pháp tính lương bằng thuật toán vì cho rằng chúng thiếu công bằng và thực tế là không phải ai cũng cảm thấy thoải mái khi bị giám sát bởi những cỗ máy.

Có thể nói, việc sử dụng AI để sửa chữa cho những khuyết điểm của con người là một điều tốt. Nhưng khi càng nhiều AI bước vào văn phòng làm việc, các giám đốc điều hành sẽ phải chống lại sự cám dỗ sử dụng nó để thắt chặt sự kìm kẹp đối với công nhân, khiến họ phải chịu sự giám sát và phân tích liên tục. Nếu điều đó xảy ra, một cuộc nổi dậy để chống lại những cỗ máy là điều dường như sẽ trở thành hiện thực.

A.T.T theo GenK (tham khảo Bloomberg, BBC, NYTimes)

Bài liên quan
Lần đầu tiên người dân Hà Nội trải nghiệm 'phở số' do robot phục vụ
Du khách có cơ hội thưởng thức các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và trải nghiệm "phở số" hoàn toàn mới lạ và hiện đại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến 2030 robot có thể thay thế 20 triệu lao động trong nhà máy, thậm chí trở thành 'ông chủ'