Theo báo Respekt (Cộng hòa Czech), cựu điệp viên tình báo quân đội Nga (GRU) Sergei Skripal từng bí mật đến Czech năm 2012 để giúp cơ quan phản gián nước này vạch mặt điệp viên Nga hoạt động chìm.
Ông Skripal, 66 tuổi, từng là đại tá GRU, về hưu năm 1999. Sau đó, ông làm việc ở Bộ Ngoại giao Nga đến năm 2003 rồi chuyển qua mảng kinh doanh. Ông từng bị Nga kết án 13 năm tù hồi năm 2006 về tội làm điệp viên cho Anh.
Sau khi bị bắt ở Moscow năm 2004, ông Skripal khai nhận tình báo Anh MI6 đã tuyển ông hồi năm 1995, từ đó ông cung cấp thông tin về các điệp viên GRU ở châu Âu, đổi lại là nhận số tiền 100.000 USD.
Tháng 7.2010, trong cuộc trao đổi điệp viên bị Mỹ-Nga bắt (tiếp sau vụ phát hiện nhiều điệp viên “ngủ yên” ở Mỹ), ông Skripal được ân xá, được trả tự do và ông đến Anh định cư.
Theo Respekt ngày 14.5, ngay sau khi định cư ở Anh, ông Skripal bắt đầu cộng tác với MI6 để vạch mặt một số điệp viên Nga. Ông cũng gặp các cơ quan tình báo của các nước đối tác với Anh để thực hiện nhiều vụ “chỉ điểm”.
Tờ báo nêu chuyến đi bí mật đến Prague của Skripal, cựu điệp viên phản Nga “rất ngắn ngày, nhưng có giá trị cho nước này”. Sau đó, cơ quan phản gián của Czech đãqua Anh để gặp Skripal.
Ngày 4.3.2018, Skripal và con gái Yulia được cho là bị đầu độc bằng chất độc thần kinh cấp quân dụng Novichok (từng do Liên Xô sản xuất). Sau đó, hai cha con đều hồi phục và được đưa đến nơi an toàn nhưng Respekt không kết nối chuyến thăm Prague năm 2012 với vụ đầu độc này.
Điều đáng lưu ý là ngày 4.5, Tổng thống Milos Zeman của Czech xác nhận trên kênh truyền hình nhà nước Barrandov: “Phải thừa nhận rằng chúng ta đã sản xuất và thử nghiệmNovichok, dù chỉ với số lượng nhỏ và đã được tiêu hủy. Sẽ là đạo đức giả nếu giả vờ như không có. Không việc gì chúng ta phải nói dối".
Ông Zeman khẳng định những gì ông tuyên bố dựa trên một báo cáo của tình báo quân sự Czech. Theo đó, chất độc hóa học có mãA230 do Viện Nghiên cứu quân sự Czech ở thành phốBrnosản xuất thực chất là chất độc Novichok.
Khi thừa nhận Czech đã sản xuấtNovichok,Tổng thống Zeman gián tiếp bác bỏ kết luận của Cơ quan an ninh Czech: chất được sản xuất ởBrno chỉ là một chất khác cùng họ vớiNovichok.
Hồi tháng 3, sau vụ cha con Skripal bị đầu độc, Tổng thống Czech đã chỉ đạo điều tra xem chất độc này có từng được sản xuất ở Czech hay không.
Phía Anh khi đó cáo buộc "khả năng cao" là Nga đứng đằng sau vụ việc, dẫn tới các vụ trục xuất những nhà ngoại giao giữa Nga và các nước phương Tây ủng hộ Anh.
Tuy nhiên không một bằng chứng cụ thể nào được đưa ra cho thấy chấtNovichok được sử dụng trong vụ đầu độc có nguồn gốc từ Nga.
Moscow luôn bác bỏ các cáo buộc của phương tây trong vụSkripal.Các nhà ngoại giao Nga khi đó nhấn mạnhNovichok đã bị tiêu hủy hoàn toàn ở Nga, đồng thời nêu khả năng vẫn có thể tìm thấy chất độc này tại một vài nước, như Czech, Slovakia, Thụy Điển và cả Anh.
Sau đó, Thủ tướngAndrej Babis của Czech chỉ trích “Người Nga lại một lần nữa vượt ranh giới khi họ nói chấtNovichok đến từ Cộng hòa Czech. Thật là một sự dối trá".
Trung Trực (theo Crime Russia)