Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa vụ đông xuân nhưng có hiện tượng doanh nghiệp (DN) chờ đợi giá lúa xuống thấp, còn người dân mong muốn bán được giá cao như cuối năm 2023.
Theo dòng thời sự

Doanh nghiệp chờ giá lúa xuống thấp, nông dân lại muốn bán được giá cao

Lam Thanh 02/03/2024 15:05

Hiện nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa vụ đông xuân nhưng có hiện tượng doanh nghiệp (DN) chờ đợi giá lúa xuống thấp, còn người dân mong muốn bán được giá cao như cuối năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2.3.2024 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới.

Doanh nghiệp đợi giá xuống, nông dân muốn bán giá cao

Năm 2023, thị trường lương thực toàn cầu có nhiều biến động bất thường, nhưng ngành lúa gạo đã xuất khẩu trên 8,1 triệu tấn gạo, trị giá gần 4,7 tỉ USD, tăng 14,4% về lượng và 35,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022 và là mức cao nhất trong 16 năm qua.

Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo Việt Nam chưa chủ động được nguồn vật tư đầu vào, giá cả chưa được kiểm soát chặt chẽ, luôn ở mức cao; tỷ lệ cơ giới hóa ở nhiều khâu sản xuất thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao; chuỗi liên kết sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững; phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống…

Năm 2024, theo đánh giá của các cơ quan, tình hình xuất khẩu gạo vẫn thuận lợi, nhu cầu gạo của các nước trong khu vực và trên thế giới vẫn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, hiện nay, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang thu hoạch lúa vụ đông xuân nhưng có hiện tượng DN chờ đợi giá lúa xuống thấp còn người dân mong muốn bán được giá lúa cao như các tháng cuối năm 2023.

lua.jpeg
Giá lúa gạo tăng mạnh khiến nông dân phấn khởi

Thủ tướng cho rằng nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội xuất khẩu gạo của các DN và ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập của người trồng lúa.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương tổ chức thu hoạch lúa vụ đông xuân theo đúng thời vụ, giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về diễn biến thị trường lúa, gạo để người dân, DN có kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp, đảm bảo nguồn cung phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030"; nhân rộng các mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân và DN; đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất lúa gạo phát thải thấp

Thủ tướng cũng yêu cầu hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15.8.2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, thuận lợi và đảm bảo lợi ích chính đáng của người nông dân trồng lúa, giữ uy tín cho mặt hàng gạo của Việt Nam.

“Nghiên cứu tinh giản đầu mối xuất khẩu gạo, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh nhưng không quá phân tán, hiệu quả kinh doanh, uy tín của gạo Việt Nam”, Thủ tướng nêu.

Trong công điện này, người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh cần nghiên cứu thúc đẩy việc triển khai sàn giao dịch hàng hóa nông sản, trong đó có sàn giao dịch thóc gạo để đảm bảo công khai, minh bạch trong kinh doanh lúa, gạo.

Ngoài ra, nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình đưa các "thương lái" vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo. Điều này vừa phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và DN, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia chuỗi giá trị.

lua-2.jpeg
Nghiên cứu chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp

Thủ tướng cũng giao các cơ quan liên quan xử lý vướng mắc về hoàn thuế giá trị gia tăng; tính toán, có phương án mua dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua lúa và xuất khẩu gạo.

Theo đó, nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL giữa hợp tác xã với DN theo đúng quy định của pháp luật.

Thủ tướng cũng giao các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo quyết liệt triển khai có hiệu quả đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030"; tổ chức sản xuất lúa, gạo trong từng mùa vụ; nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình thu mua lúa, gạo trên địa bàn để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp.

Bài liên quan
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng: Gia tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
UBND TP.Hải Phòng vừa khai trương Dự án Chính quyền số TP.Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp chờ giá lúa xuống thấp, nông dân lại muốn bán được giá cao