Năm 1996, tôi có dịp gặp nhà văn Sơn Nam, trong câu chuyện, ông có đề cập đến đờn ca tài tử Nam Bộ (ĐCTTNB). Nhà văn Sơn Nam cho rằng: “ĐCTTNB có lịch sử rất đặc biệt, nó là tiếng lòng nhớ quê hương của những người xa xứ, là khúc tâm tình của những người đi khai phá vùng đất mới, là tiếng ca ai oán của người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp, là tiếng hát về tình yêu gia đình, tình yêu trai gái... Tất cả góp phần làm phong phú văn hóa Nam Bộ”.

Đờn ca tài tử Nam Bộ dưới góc nhìn lịch sử

Văn Kim Khanh | 17/04/2022, 19:42

Năm 1996, tôi có dịp gặp nhà văn Sơn Nam, trong câu chuyện, ông có đề cập đến đờn ca tài tử Nam Bộ (ĐCTTNB). Nhà văn Sơn Nam cho rằng: “ĐCTTNB có lịch sử rất đặc biệt, nó là tiếng lòng nhớ quê hương của những người xa xứ, là khúc tâm tình của những người đi khai phá vùng đất mới, là tiếng ca ai oán của người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp, là tiếng hát về tình yêu gia đình, tình yêu trai gái... Tất cả góp phần làm phong phú văn hóa Nam Bộ”.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đờn ca tài tử có ảnh hưởng phạm vi 21 tỉnh thành phía Nam. Đờn ca tài tử hình thành, phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc Lễ, Nhã nhạc cung đình Huế cùng với văn học dân gian.

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn, ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.

Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, loại hình này diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh, đàn bầu. Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục...

330px-ban_nhac_don_ca_tai_tu_sai_gon_-1911-.jpeg
Ban nhạc đờn ca tài tử xưa - Ảnh: Từ Internet

Đờn ca tài tử Nam Bộ hiện nay đã nâng tầm lên loại hình nghệ thuật của thế giới. Ngày 5.12.2013, tại Hội nghị Ủy ban Liên chính phủ lần 8 tại Baku (Cộng hòa Azerbaijan), UNESCO chính thức công nhận nghệ thuật ĐCTTNB là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Có nhiều ý kiến cho rằng: Nguồn gốc ĐCTTNB xuất phát từ nhạc cung đình Huế biến thể, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.

Loại âm nhạc này đúng ra là loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng. Ngoài các nhạc sĩ danh tiếng trong nước nuôi dưỡng, đào tạo đờn ca tài tử cho thế hệ sau, người có công lớn đưa đờn ca tài tử ra với âm nhạc thế giới là GS.TS Trần Văn Khê.

Ngoài vai trò đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ với tư cách Trưởng Ban giáo sư âm nhạc cổ truyền miền Nam tại Trường Quốc gia âm nhạc - Sài Gòn, ông miệt mài tận dụng mọi cơ hội du thuyết để đưa ĐCTTNB ra nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 1971, khi được Đại học Southern Illinois (Hoa Kỳ) mời sang dạy nhạc cổ truyền Việt Nam với tư cách giáo sư biệt thỉnh, GS.TS  Trần Văn Khê đã tận dụng cơ hội để giới thiệu tinh hoa âm nhạc dân tộc Việt Nam ra thế giới. Ông được xem như người đặt nền móng vững chắc để hơn nửa thế kỷ sau UNESCO công nhận ĐCTTNB là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

gsts-tran-van-khe.jpg
GS.TS Trần Văn Khê, người có công giới thiệu ĐCTTNB ra thế giới -Ảnh: Internet

Nghệ thuật đờn ca tài tử đang được phát triển mạnh ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam. Trong đó, Bạc Liêu, Bình Dương, Tiền Giang, TP.HCM là những tỉnh, thành phố có nhiều người tham gia đờn ca tài tử nhất.

Theo lời kể của những những lớn tuổi, vào những năm trước Cách Mạng tháng Tám, những danh cầm đờn tài tử ở Nam Kỳ lục tỉnh rất được ngưỡng mộ, trọng vọng. Địa chủ, những nhà giàu ở Nam Kỳ uy tín lắm mới rước được ban nhạc đờn ca tài tử về nhà. Địa chủ lo cho những người đờn ca tài tử này vui chơi một vài tháng là chuyện bình thường.

nhac-si-cao-van-lau.jpeg
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu - Ảnh: internet

Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ĐCTTNB được những người kháng chiến vận dụng để “đánh giặc”. Những bài ca về lãnh tụ Hồ Chí Minh, về những chiến công trong những trận đánh nổi tiếng ở miền Nam, những gương anh hùng liệt sĩ được sáng tác, phổ biến ca hát trong vùng giải phóng...

Nhạc cụ trong "Đờn ca tài tử" gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, sáo, song lan... Hiện nay có một loại đàn mới do các nghệ nhân Việt Nam cải biến từ Guitar phím lõm. Loại nhạc cụ này được khoét lõm các ngăn sao cho khi đánh lên nghe giống nhạc cụ Việt Nam nhất.

Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn. Một số ban nhạc ĐCTTNB còn sử dụng khăn đóng áo dài cho ra vẻ trang trọng.

trang-phuc-don-ca-tai-tu.jpg
Trang phục đờn ca tài tử theo truyền thống - Ảnh: Văn Kim Khanh

Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đến ĐBSCL, các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.

Hiện nay, mỗi tỉnh Nam Bộ đều phát triển ĐCTTNB theo cách riêng, góp phần nuôi dưỡng, phát triển loại hình văn nghệ này. Tại Bạc Liêu, ông Vưu Long Vĩ, Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Bạc Liêu là địa phương có truyền thống về đờn ca tài tử Nam Bộ, hiện tỉnh vẫn tiếp tục truyền thống tốt đẹp đó. Sau Festival đờn ca tài tử lần thứ I, chúng tôi tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng lục lượng đờn ca tài tử. Chúng tôi quan tâm bồi dưỡng thế hệ tương lai, đưa đờn ca tài tử vào trường học để đào tạo thế hệ trẻ. Sau dịch COVID-19, nghệ nhân ĐCTTNB hiện có đất sống, họ đi biểu diễn ở các khu du lịch, ở các đám tiệc ở nông thôn, các dịp lễ hội. Để dần bỏ những bài hát xưa mang điển tích nước ngoài không phù hợp, Sở VHT- DL Bạc Liêu có tổ chức thi sáng tác mới, mang hơi thở cuộc sống như quảng bá du lịch, viết về cuộc sống mới, con người mới hôm nay”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đờn ca tài tử Nam Bộ dưới góc nhìn lịch sử