Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa đánh Venezuela để xử lý sự bất ổn chính trị- xã hội ở nước này, ông cũng không chịu nghe cuộc điện thoại của lãnh đạo Venezuela.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đề nghị có cuộc nói chuyện qua điện thoại với ông Trump vào khuya 11.8, sau lời dọa của ông Trump rằng ông đang xem xét khả năng hành động quân sự đối với Venezuela.
Nhưng Nhà Trắng không chấp nhận đề nghị, nóiTổng thống Mỹ sẽ sẵn lòng nói chuyện với lãnh đạo Venezuela, chỉ khi nào nền dân chủ được phục hồi tại đất nước Nam Mỹ này.
Thượng nghị sĩ bảo vệ máu dân bang Nebraska
Dinh Tổng thống Mỹ nêu rõ “Từ khi nhậm chức, Tổng thống Trump yêu cầu Maduro tôn trọng hiến pháp Venezula, tổ chức bầu cử tự do và công bằng, thả tù nhân chính trị, ngưng vi phạm nhân quyền và ngưng đàn áp nhân dân Venezuela vĩ đại. Nhưng chế độ Maduro từ chối lắng nghe lời kêu gọi, thay vào đó Maduro chọn hướng trở thành chế độ độc tài”.
Mỹ đã gọi chế độ Maduro là “độc tài”, khi Venezuela tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến, mà phe đối lập đang nắm thế đa số ở Quốc hội đã cáo buộc đấy là cách để chính phủ Caracas thâu tóm mọi quyền lực.
Sau hơn 4 tháng khủng hoảng chính trị khiến hơn 120 người chết, hàng ngàn người bị bắt, ông Maduro giải thích cuộc bầu cử này là hy vọng duy nhất để phục hồi ổn định và hòa bình cho đất nước.
Tuyên bố của Nhà Trắng nói Mỹ đứng cạnh Venezuela đối phó với việc chế độ Maduro tiếp tục cuộc đàn áp.
Nhưng Thượng nghị sĩ Ben Sasse (đảng Cộng hòa của bang Nebraska) - một thành viên Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ, chỉ trích việc ông Trump dọa Venezula, khẳng định Quốc hội Mỹ sẽ không cho phép đánh Venezuela:
“Dù Maduro là một nhân vật khủng khiếp, Quốc hội sẽ không bỏ phiếu để máu dân Nebraska đổ xuống “.
Tuyên bố bất ngờ của ông Trump trước khi phó Tổng thống Mike Pence có chuyến thăm Nam Mỹ từ ngày 13.8đến Colombia, Argentina, Chile, và Panama.
Quan chức Venezuela sẵn sàng bảo vệ tổ quốc
Ngày 12.8, Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza nói nước ông không sợ những lời hù dọa thù địch, kêu gọi khối Nam Mỹ đoàn kết chống Mỹ:
“Chúng tôi tri ân các chính phủ trên thế giới gồm Nam Mỹthể hiện tinh thần đoàn kết và bác bỏ sử dụng vũ lực. Một vài nước có quan điểm hoàn toàn chống nền độc lập và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, nhưng vẫn bác tuyên bố của Tổng thống Mỹ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Thông tin Vladimir Villegas on Saturday đăng trên Twitter của ông, ảnh tượng Nữ thần Tự do giương khẩu súng máy thay vì ngọn đuốc.
Ông nói “Đó là một lời dọa chưa hề có đối với chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta”.
Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino nói lời dọa của ông Trump là “hành động điên khùng”.
Vị tướng thân cận ông Maduro còn nói: “Với gã cực đoan cầm đầu nước Mỹ, ai mà biết chuyện gì sẽ xảy ra với thế giới?”.
Ông Padrino cũng tuyên bố: “Là một người lính, tôi sát cánh với quân đội và nhân dân Venezuela. Tôi tin tưởng chúng ta sẽ đều đứng trên chiến tuyến bảo vệ quyền lợi và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Venezuela yêu quý”.
Lời dọa của ông Trump có thể giúp Tổng thống Maduro nâng uy tín là một người sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
Mark Feierstein, một trợ lý cấp cao về Venezuela của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, nói: “Hẳn ông Maduro đang rất ưng bụng. Khó mà tưởng tượng được một điều gì dễ gây hại cho bằng lời dọa của Trump”.
Mỹ tái lập chính sách ngoại giao tàu chiến?
Từ lâu, các quan chức Venezuela cho rằng phía Mỹ có ý định xâm lược nước này.
Đầu năm nay, một cựu tướng Venezuela nói với Reuters: một số tên lửa phòng không đã được lắp đặt dọc bờ biển nước này để ngăn chặn nguy cơ bị tấn công.
Venezuela hiện sở hữu khoảng 5.000 tên lửa đất đối không MANPADS do Nga sản xuất, theo Reuters sau khi đã xem các tài liệu quân sự. Hãng tin này nói đấy là kho vũ khí lớn nhất ở Nam Mỹ, điều khiến Mỹ lo ngại trong cuộc khủng hoảng hiện nay của Venezuela.
Lầu Năm Góc nói quân đội Mỹ sẵn sàng ủng hộ hoạt động bảo vệ côngdân Mỹ và các quyền lợi Mỹ. Nhưng khẳng định việc Caracas buộc Mỹ toan xâm lược là “vô căn cứ”.
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ làm gợi nhớ chính sách ngoại giao tàu chiến đối với Nam Mỹ hồi thế kỷ 20, khi Mỹ xem các nước láng giềng phía nam là “sân sau”, là “chư hầu” và dễ bị hù dọa bằng các phô trương sức mạnh quân sự Mỹ.
Sau nhiều tháng công kích chế độ Maduro lập Quốc hội Lập hiến, khối liên minh Nam Mỹ (MERCOSUR) đã cực lực phản đối lời dọa của ông Trump.
Peru đã trục xuất Đại sứ Venezuela để gây sức ép lên chế độ Maduro, nhưng tiếp tục chỉ trích lời dọa của ông Trump. Ngoại trưởng Ricardo Luna nói: “Tất cả những dọa nạt dùng vũ lực từ nước ngoài hoặc trong nước đều làm hại mục tiêu phục hồi chế độ dân chủ ở Venezuela cùng những nguyên tắc đã nêu trong Hiến chương LHQ”.
Peru dưới quyền Tổng thống Pedro Pablo Kuczynski đã có quan điểm cứng rắn nhất đối với chính quyền Venezuela, công khai gọi ông Maduro là “nhà độc tài”.
Venezuela cũng trục xuất Đại sứ Peru, gọi Tổng thống Peru là ‘kẻ thù’ của nhân dân Venezuelavà của tinh thần đoàn kết Nam Mỹ.
Mexico và Colombia ra tuyên bố riêng, nhưng thể hiện quan điểm chung của MERCOSUR là phản đối việc dùng vũ lực đánh Venezuela, dù khối này cùng cộng đồng quốc tế lên án việc chính phủ Maduro lập Quốc hội Lập hiến.
Quân đội Mỹ không can thiệp trực tiếp vào Nam Mỹtừ sau một chiến dịch (cuối năm 1994 đầu năm 1995) nhằm lật đổ chế độ quân sự ở Haiti sau cuộc đảo chính năm 1991.
Trung Trực (theo Washington Times)