Bất chấp yêu cầu rút quân của Trung Quốc, Ấn Độ đã quyết định tăng quân tới cao nguyên Doklam, một động thái làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai cường quốc châu Á.

Ấn Độ tăng quân tới cao nguyên Doklam thách thức Trung Quốc

Hà Ngọc Bách | 13/08/2017, 06:58

Bất chấp yêu cầu rút quân của Trung Quốc, Ấn Độ đã quyết định tăng quân tới cao nguyên Doklam, một động thái làm gia tăng thêm căng thẳng giữa hai cường quốc châu Á.

Theo nguồn tin của Reuters, dù Ấn Độ "tăng cường cảnh báo quân sự" trong khu vực cao nguyên Doklam, nhưng nước này không tin rằng sẽ có một cuộc xung đột quân sự giữa hai nước.

"Số lượng quân dọc theo biên giới với Trung Quốc ở khu vực Sikkim và Arunachal đang được tăng lên" và "mức độ tăng cường cảnh báo" đã được đưa ra, theo Press Trust của Ấn Độ.

Vụ căng thẳng biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc bắt đầu từ hồi tháng 6 khi Trung Quốc xây một tuyến đường mới trong khu vực. Cao nguyên Doklam là vùng đất được cả Trung Quốc và Bhutan - đồng minh của Ấn Độ - tuyên bố chủ quyền.

Không chỉ xây đường, Trung Quốc còn tăng quân, dồn thêm xe tăng và pháo binh tại Quân khu Tây Tạng, theo Times of India.

Ngay lập tức, Ấn Độ đã tung quân đến vùng biên giới để bảo vệ đồng minh của mình, hành động này làm phật lòng Trung Quốc khi Bắc Kinh tuyên bố New Delhi không có quyền can thiệp và yêu cầu Ấn Độ rút quân.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định rằng hành động của Trung Quốc tại cao nguyên Doklam hiện nay là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia đối với New Delhi.

Theo Reuters, hiện tại tất cả nỗ lực ngoại giao giữa hai bên xung quanh vấn đề căng thẳng biên giới lần này đều thất bại dù rằng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự giữa hai nước này vẫn rất nhỏ.

Hoàn cầu Thời báo, phụ trương của Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, cũng lên tiếng cảnh báo rằng Ấn Độ sẽ gặp nhiều biện pháp đối phó nếu không nghe theo yêu cầu rút quân của Bắc Kinh. Một trong những hành động Trung Quốc có thể làm là gia tăng ủng hộ Pakistan, đối thủ chính của Ấn Độ.

Tuy nhiên, Ấn Độ quyết định không lùi bước bất chấp một cuộc xung đột quân sự biên giới có thể xảy ra.Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Arun Jaitley nói rằng cuộc chiến biên giới chớp nhoáng nhưng đẫm máugiữa hai nước hồi năm 1962 đã giúp New Delhi "chuẩn bị đầy đủ" cho một cuộc giao tranh khác với Bắc Kinh.

"Tôi hoàn tin tưởng rằng những người lính dũng cảm của chúng ta có khả năng giữ an toàn cho cộng đồng của chúng ta. Có thể có thách thức ở biên giới phía đông hoặc phía tây... nhưng họ đã sẵn sàng để hy sinh thân mình vì nước", ông Jaitley nói.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã xấu đi trong những năm gần đây khi Trung Quốc ủng hộ Pakistan, đối thủ lớn của Ấn Độ. Trung Quốc cũng gia tăng hoạt động ở các nước Nam Á khác, hành động vốn khiến Ấn Độ lo lắng.

Ấn Độ cũng có nhiều hành động khiến Trung Quốc bực tức như bảo vệ Dạt Lai Lạt Ma, tăng cường quan hệ với Mỹ cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Ái Vi (theo Fox News)
Bài liên quan
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ tăng quân tới cao nguyên Doklam thách thức Trung Quốc