Hiện tại, trên thị trường bất động sản có nhiều dự án tự nhận mình là "xanh", tuy nhiên khi cung cấp sản phẩm lại không như quảng bá ban đầu dễ gây bức xúc cho người mua nhà và làm “khổ” người môi giới.

Dự án bất động sản tự nhận 'xanh' gây hoang mang cho người mua

Phan Diệu | 23/09/2017, 10:00

Hiện tại, trên thị trường bất động sản có nhiều dự án tự nhận mình là "xanh", tuy nhiên khi cung cấp sản phẩm lại không như quảng bá ban đầu dễ gây bức xúc cho người mua nhà và làm “khổ” người môi giới.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại toạ đàm “Bất động sản xanh: Trào lưu hay xu thế” do Tạp chí Đầu tư Bất động sản (Cafeland) tổ chức, mới diễn ra gần đây tại TP.HCM.

Rất ít dự án xanh đúng nghĩa

Theo thống kê của Câu lạc bộ Kiến trúc Xanh TP.HCM, số lượng công trình xanh tại Việt Nam hiện chỉ có khoảng 100 công trình, đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, trên thị trường đang có hàng trăm dự án tự nhận mình là công trình xanh, gây hoang mang cho người mua nhà.

Về vấn đề này, ông Đỗ Hữu Nhật Quang đồng sáng lập viên GreenViet, Phó Chủ nhiệm CLB Kiến trúc xanh TP.HCM cho rằng đây là thực tế có thật, điều này khiến cho công trình xanh thời gian qua thiếu minh bạch. Có nhiều dự án được đặt tên nhằm gắn mác xanh theo trào lưu bằng cách gắn vào dự án các chữ như eco, xanh, green…

Nguyên nhân là do có một thời gian công trình xanh nằm trong giai đoạn khởi động nên chưa có những chế tài hay quy định về quảng công trình xanh. Theo ông Quang, muốn biết dự án đó xanh hay không cần soi chiếu vào tiêu chí.

Đồng quan điểm, Giáo sư Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, các tiêu chí để đánh giá một dự án bất động sản xanh ở Việt Nam vẫn còn đang trống. Trong Luật Kinh doanh Bất động sản, tiêu chí và yêu cầu quy định về bất động sản xanh đều không có.

Hiện tại, có 3 tiêu chí phổ biến tại Việt Nam để đánh giá một dự án bất động sản, đó là Leed của Mỹ, Lotus của Việt Nam và Green Mark của Singapore. Mỗi công trình xanh đều có những yêu cầu khác nhau phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tựu chung lại, có 5 nhóm yêu cầu, bao gồm: năng lượng, nước, vật liệu, chất lượng không khí trong nhà và vị trí bền vững.

Việc đáp ứng cả 5 nhóm tiêu chí này khiến công trình xanh không chỉ tốt cho môi trường mà còn rất có lợi cho nhà đầu tư và người sử dụng. Mặc dù vậy, ở nước ta, bất động sản xanh vẫn còn ở dạng trào lưu nhất thời.

Các dự án muốn được cấp chứng chỉ xanh sau khi hoàn thành công trình xây dựng đều phải nộp hồ sơ lên hội đồng công trình xanh xem xét sau đó mới được cấp chứng nhận. Do đó, khi muốn biết một dự án có phải bất động sản xanh hay không, người mua nhà nên hỏi chứng nhận này. Khi mua nhà khách hàng cần hỏi chủ đầu tưđang làm theo tiêu chí nào và làm ở mức độ nào.

Hình ảnh tại buổi tọa đàm - Ảnh: P.D

“Ngại” tiêu chuẩn xanh vì sợ tăng chi phí

Ông Đặng Hùng Võ cho biết hiện nay, ở Việt Nam đã hình thành một số dự án với triết lý phát triển xanh khá kiên định như Phú Mỹ Hưng ở TP.HCM hay Ecopark ở Hà Nội. Các đơn vị này đã lựa chọn khu đất hợp lý về giá trị để có đầu tư xanh hợp lý, phát triển hạ tầng kết nối để nâng cao giá trị.

“Đây là điều rất tốt, song xét kỹ thì những dự án này cũng mới chỉ đảm bảo diện tích cây xanh mặt nước, mang đến môi trường xanh cho người dân, còn những yếu tố khác về năng lượng, sử dụng nguồn nước thì chưa thể gọi là đạt chuẩn”, ông Võ nói.

Còn theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Công ty SavillsViệt Nam, dự án đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ Leed là cao ốc President Place tại TP.HCM, vào năm 2012. Thế nhưng, đây là dự án do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chứ không phải doanh nghiệp Việt.

Những dự án xanh ở Việt Nam đang trong quá trình học hỏi, đi sau rất xa so với các nước. Vì vậy, nếu thực hiện một dự án cùng tiêu chí thì doanh nghiệp trong nước vẫn yếu thế hơn. Lý do là bên cạnh để thực hiện các tiêu chí xanh đã không đơn giản thì việc vận hành dự án trong tương lai cũng rất quan trọng.

Đặc biệt, đối với bất động sản nhà ở, các dự án theo đạt tiêu chuẩn xanh còn rất ít, doanh nghiệp trong nước luôn đi sau các nhà đầu tư nước ngoài nên việc cạnh tranh rất khó.

“Bất động sản xanh nếu đi theo xu hướng thực sự chứ không phải là trào lưu thì chúng ta sẽ đi sau các nhà đầu tư nước ngoài rất nhiều và chúng ta đang thua trên sân nhà”, ông Khương nói.

Một số chuyên gia tại hội thảo cũng nhận định nguyên nhân khiến số lượng công trình xanh tại Việt Nam còn rất thấp do đây là vấn đề mới, thường tạo tâm lý lo ngại làm tăng chi phí đầu tư. Chưa kể, các dự án bất động sản xanh còn kéo dài thời gian triển khai dự án và làm tăng chi phí bảo dưỡng công trình về sau nên nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà.

Đại diện các doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, muốn làm bất động sản xanh, doanh nghiệp cần có quỹ đất lớn, phải bỏ chi phí đầu tư nhiều hơn. Do đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn làm công trình xanh đúng nghĩa,Chính phủ cần có những ưu đãi về thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp,ưu đãi về vốn vayưu đãi về vốn vay đối với các doanh nghiệp phát triển sử dụng nguồn nguyên vật liệuở trong nước nhằmgiảm chi phí cho quá trình vận chuyển...

Trước mắt là cần có một chương trình về cách thức phát triển bất động sản xanh, cóchính sách ưu tiên hỗ trợ, bù đắp lại chi phí cho các chủ đầu tư dự ánxanh như có thể miễn một số loại thuế...

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án bất động sản tự nhận 'xanh' gây hoang mang cho người mua