Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra " tối hậu thư" với Bộ Công Thương: nội trong tháng 6 này sẽ phải đề xuất giải pháp để Thủ tướng quyết định số phận của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Liệu chúng ta có nên tiếp tục đổ vốn cứu nó, đầu tư mở rộng giai đoạn 2 nữa hay không sau một thập kỷ xây dựng nhưng cứ dặt dẹo, nhà máy thì toàn bằng thép cho nên ngày càng hoen gỉ. Nó chẳng khác gì một "nhà máy ma", tiền làm không ra mà còn đội vốn lên gấp đôi. Thủ tướng đã kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hồi tháng 5, giao Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập và đánh giá toàn diện dự án nói trên.

Dự án gang thép Thái Nguyên: Thà ‘đau một lần’

09/06/2016, 07:50

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra " tối hậu thư" với Bộ Công Thương: nội trong tháng 6 này sẽ phải đề xuất giải pháp để Thủ tướng quyết định số phận của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Liệu chúng ta có nên tiếp tục đổ vốn cứu nó, đầu tư mở rộng giai đoạn 2 nữa hay không sau một thập kỷ xây dựng nhưng cứ dặt dẹo, nhà máy thì toàn bằng thép cho nên ngày càng hoen gỉ. Nó chẳng khác gì một "nhà máy ma", tiền làm không ra mà còn đội vốn lên gấp đôi. Thủ tướng đã kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ hồi tháng 5, giao Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập và đánh giá toàn diện dự án nói trên.

Chúng ta hẳn còn nhớ, dự án Gang thép Thái Nguyên được khởi động (giai đoạn 1) năm 2007 với tổng vốn đầu tư ban đầu là 3.800 tỷ đồng. 5 năm sau, vào 2012, dự án giai đoạn 2 buộc phải dừng lại do thiếu vốn. Các biến động về giá nguyên vật liệu, tỷ giá, lãi vay, chính sách đất đai, thuế, trượt giá… đã dẫn đến tổng mức đầu tư dự án bị "đội" lên tới 7.871 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với phương án được phê duyệt (theo báo Dân trí).

Trong khi đó, nhà thầu Trung Quốc là Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) đã rút về nước sau khi gần như đã "cầm đằng chuôi" hơn 90% chi phí cho phần thiết bị, từ chủ đầu tư. Tháng 3.2016, chủ đầu tư của dự án này là Tisco đề nghị tăng tổng mức đầu tư của dự án lên thành hơn 9.031 tỉ đồng. Nhưng Tổng công ty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thuộc Bộ Tài chính, cổ đông lớn của dự án này đã không đồng ý.

Dự án được dự kiến tái khởi động vào 1.4.2016 và sẽ hoàn thành vào ngày 1.1.2018, nhưng cho đến nay vẫn chưa được triển khai. Lý do: các bộ, ngành và các bên liên quan vẫn còn những quan điểm khác nhau về việc xử lý tiếp hay buông dự án này...

Chúng ta hẳn cũng đã thấm đòn một vài dự án mà ngay từ khi triển khai đã không thực sự đạt được đồng thuận cao. Điển hình như dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam. Nếu tính chi ly, chưa kể chuyện đầu tư hạ tầng đường sá chịu được tải nặng của xe vận chuyển siêu trọng là vô cùng tốn kém thì cũng đã có chuyện không thể hài lòng. Nay, dự án này đã và đang góp phần làm ảnh hưởng đến hạ tầng giao thông ghê gớm mà kinh phí để chỉnh sửa hàng năm luôn là gánh nặng cho ngân sách. Nếu tính chi ly thì thua lỗ là điều còn lâu mới có đường ra.

Thực tế, sau một thời gian vận hành, dự án trên đã cho thấy vô số bất cập trong khi giá cả của sản phẩm trên thế giới lại không như mong muốn. Đó cũng lại là một câu chuyện dài.

Hơn nữa, Tây Nguyên đang có nguy cơ hạn nặng thì lấy đâu nước để rửa quặng trong quá trình sản xuất như dự kiến ? Nguy cơ tiềm ẩn thật vô cùng lớn.

Trong kinh tế, chúng ta cần tôn trọng sự bình đẳng về thuế má, về môi trường đầu tư và các thứ chính sách ưu đãi khác nếu có cho các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước. Nhưng việc dự án sản xuất gang thép Thái Nguyên xin được Chính phủ ban cho một loạt đặc ân trong lúc đang gặp khó khăn là điều không nên đặt ra. Chính vì hiểu rõ việc này nên mới đây, vào tháng 4.2016, Bộ Tài chính đã thẳng tay bác bỏ hàng loạt các đề nghị của Bộ Công Thương, nào là việc khoanh nợ gốc, nào là miễn 100% lãi vay trong thời gian dự án dừng thi công (từ tháng 7.2012 đến hết tháng 3.2016), với số tiền ước tính khoảng 386 tỷ đồng cùng hàng loạt ưu đãi lãi suất khác.

Bên cạnh đó, vẫn theo báo Dân trí, Bộ Tài chính cũng từ chối việc cho dự án này hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu với các loại vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ còn lại cho giai đoạn thi công tiếp theo của dự án với số tiền khoảng 65,5 tỷ đồng; được miễn thuế nhà thầu khoảng 133 tỷ đồng... Bởi theo Bộ Tài chính, những ưu đãi này vượt khung quy định, không đủ cơ sở.

Tôi đồng tình cao với cách làm nói trên của Bộ Tài chính.

Theo quan điểm của Bộ Công Thương, việc tháo gỡ khó khăn một cách tổng thể và căn cơ cho dự án là rất cần thiết. Nếu dự án hoạt động, nó sẽ tạo ra hơn 1.300 việc làm mới, tạo ra giá trị sản phẩm gia tăng trên 1.412 tỷ đồng/năm và đóng góp cho ngân sách trên 779 tỷ đồng/năm. Song, nếu không có Nhà nước làm mà để cho nhà đầu tư khác (cả trong và ngoài nước nếu muốn) vào cuộc thì họ vẫn sản xuất, vẫn nộp ngân sách sòng phẳng cho đất nước này chứ đâu có mất gì mà Bộ Công Thương phải ôm lấy? Vì thế, theo tôi cái lo chính là Nhà nước, nếu tiếp tục đổ nguồn lực vào dự án này, sẽ mãi phải "ôm cục nợ" ngân hàng và trả lãi suất mỗi năm mà chưa kịp khấu hao thì máy móc đã hư hết từ lâu rồi.

Điều đáng lo, theo tôi có lẽ là ở chỗ dừng dự án có thể sẽ khiến chủ đầu tư phải đối mặt với một vụ kiện quốc tế của nhà thầu Trung Quốc. Nhưng, dù cho có thể phải đền bù về tài chính đi nữa thì theo tôi vẫn nên thà "đau một lần " (cho phá sản, hoặc bán rẻ ...) còn hơn cứ cho dự án được" bú bầu sữa" vốn chẳng căng đầy gì khi mà nợ công, nợ xấu đều ở ngưỡng đáng lo... Và về nguyên tắc, như vậy là bất bình đẳng trong cạnh tranh trên lĩnh vực sản xuất và đầu tư ngành sắt thép.

Đã đến lúc Chính phủ nên quyết liệt để có một phương án thật mạnh tay, cho phá sản hay tái cơ cấu để các doanh nghiệp tư nhân có tiềm lực nhảy vào giải cứu dự án. Thà " đau một lần" còn hơn cứ dặt dẹo ôm nó mãi. Đó mới là giải pháp tốt cho nền kinh tế nước nhà vào thời điểm hội nhập này.

Quốc Phong

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
3 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dự án gang thép Thái Nguyên: Thà ‘đau một lần’