Thủ tướng Đức Angela Merkel với Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) đưa ra quan điểm khác biệt nhau về cách thức phương Tây giải quyết các khủng hoảng trên thế giới.

Đức - Mỹ bất đồng trong nhiều vấn đề lớn

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 17/02/2019, 11:20

Thủ tướng Đức Angela Merkel với Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tại Hội nghị An ninh Munich (MSC) đưa ra quan điểm khác biệt nhau về cách thức phương Tây giải quyết các khủng hoảng trên thế giới.

Phó tổng thống Pence nhân dịp phát biểu trước quan chức cấp cao nhiều quốc gia liệt kê “thành tích” của đối ngoại Mỹ, khẳng định nước này hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đang giữ vị thế dẫn đầu một lần nữa. Ông cũng kêu gọi EU với tư cách một thực thể thống nhất công nhận nhà lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là Tổng thống Venezuela hợp pháp, đồng thời nhắc lại yêu cầu các đồng minh châu Âu rút khỏi thỏa thuận Iran (dù đã bị từ chối trước đó).

Quan chức Mỹtiếp tục lên tiếng phản đối dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 mà Đức - Nga hợp tác xây dựng. Theo Phó tổng thống Pence: “Chúng ta không thể khiến phương Tây mạnh hơn bằng cách trở nên phụ thuộc vào phương Đông”.

Với giá trị lên đến 11 tỉ USD, Nord Stream 2 trực tiếp kết nối Nga với Đức qua biển Baltic. Dự án này bị chỉ trích sẽ khiến châu Âu càng thêm phụ thuộc vào khí đốt do Nga cung cấp.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tham dự MSC - Ảnh: Reuters

Phía Thủ tướng Merkel lên tiếng bảo vệ cho mối quan hệ Đức - Nga. Bà nhấn mạnh: “Về mặt địa chiến lược, cắt đứt tất cả quan hệ với Nga không đem lại lợi ích gì cho châu Âu cả”.

Cũng theo Thủ tướng Merkel, thật vô lý khi xem Moscow là đối tác cung cấp năng lượng không đáng tin. Ngoài ra, nữ lãnh đạo Berlin đặt nghi vấn liệu động thái từ bỏ thỏa thuận hạt nhân và rút quân khỏi Syria mà Mỹthực hiện có giúp giải quyết mối đe dọa Iran tại Trung Đông hay không.

Năm 2015, Mỹ cùng các cường quốc Nga, Pháp, Anh, Đức và Trung Quốc ký kết Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) với Iran. Theo đó nếu từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân thì quốc gia Hồi giáo được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt tài chính - kinh tế.

Tổng thống Donald Trump chỉ trích JCPOA không toàn diện nên thông báo rút Mỹ khỏi thỏa thuận vào năm 2018, mở đường cho khôi phục trừng phạt cũ, đồng thời áp đặt thêm trừng phạt mới nhằm buộc Tehran chấp nhận tái đàm phán một thỏa thuận tốt hơn.

Phía châu Âu lại không nghĩ vậy. Họ chia sẻ mối quan ngại về Iran, nhưng cho rằng JCPOA vẫn hoạt động tốt và quốc gia Hồi giáo không phải nhân tố tạo bất ổn duy nhất tại Trung Đông.

Trung Quốc nói không với Hiệp ước về Vũ khí tầm trung (INF)

Thủ tướng Merkel tại MSC còn đưa ra đề xuất biến INF thành một hiệp ước toàn cầu. Bà phát biểu: “Giải trừ vũ khí là điều tất cả mọi người đều quan tâm. Chúng tôi rất vui nếu các cuộc đàm phán vấn đề này không chỉ có Mỹ, châu Âu, Nga mà cả Trung Quốc tham gia”.

Tuy nhiên, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã lên tiếng từ chối: “Trung Quốc phát triển năng lực hoàn toàn phù hợp với nhu cầu quốc phòng và không hề đe dọa bất cứ ai. Chính vì vậy, chúng tôi phản đối việc đa phương hóa INF”.

INF được Liên Xô và Mỹ ký kết năm 1987, cấm các bên tham gia xử lý, sản xuất cũng như tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất. Phía Mỹgần đây đình chỉ hiệp ước với lý do Nga vi phạm, Nga thực hiện động thái tương tự để đáp trả.

Có ý kiến nhận định đối thủ chính mà Mỹ muốn đối phó khi thoát khỏi ràng buộc của INF là Trung Quốc - quốc gia không ký kết hiệp ước nên được tự do phát triển nhiều loại tên lửa tân tiến.

Viện Nghiên cứu An ninh quốc tế (IISS) mới đây công bố một báo cáo đánh giá Trung Quốc là thách thức lớn với phương Tây, do nước này cho ra mắt nhiều hệ thống quân sự tân tiến và thực hiện chiến lược nâng cao năng lực quân đội để đủ sức hoạt động xa.

Trung Quốchỗ trợ tham vọng hiện đại hóa lực lượng bằng chi tiêu quốc phòng, không ngừng tăng, bất chấp kinh tế giảm tốc.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đức - Mỹ bất đồng trong nhiều vấn đề lớn