TP.HCM là nơi có mức giá sinh hoạt cao nhất cả nước. Đứng vị trí thứ hai là Hà Nội còn Đà Nẵng đứng thứ 3.

Đứng đầu cả nước về mức độ đắt đỏ là... TP.HCM

Hoàng Ngân | 27/03/2018, 11:05

TP.HCM là nơi có mức giá sinh hoạt cao nhất cả nước. Đứng vị trí thứ hai là Hà Nội còn Đà Nẵng đứng thứ 3.

Theo báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) về chỉ số Giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) thì vùng Đông Nam Bộ là nơi có SCOLI cao nhất, thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Riêng TP.HCM và Hà Nội là hai địa phương có mức giá cao nhất cả nước trong năm 2017. Tương tự thì Đà Nẵng, Hải Phòng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hà Giang cũng là những địa phương có mức giá chung khá cao.

Đứng thứ hai về chỉ số SCOLI là vùng Trung du và miền núi phía Bắc, chỉ bằng 101,41% so với Đồng bằng sông Hồng. Lý do là có nhiều loại hàng hóa không được sản xuất tại chỗ mà phải đưa từ miền xuôi lên, giá cước vận tải cao; hệ thống phân phối phân tán, chi phí duy trì hệ thống phân phối, dự trữ hàng hóa cao khiến giá hàng hóa bị đẩy lên cao so với các vùng khác.

Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng có chỉ số SCOLI thấp nhất cả nướcnhiều năm nay. Tại vùng này, trong số 11 nhóm hàng thì đến10 nhóm có mức giá bình quân thấp hơn mức giá bình quân Đồng bằng sông Hồng. Đây là vùng có địa hình bằng phẳng, điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp nên các mặt hàng lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình có mức giá thấp.

Xếp hạng mức độ “đắt đỏ” giữa các vùng trong năm 2016 - 2017

Nhóm hàng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có mức giá bình quâncacaocao hơn so với vùng Đồng bằng sông Hồng là nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng. Lý do chủ yếu nằm ở giá cát, do trong năm 2017 nhiều tỉnh, thành phố siết chặt việc quản lý khai thác cát và các cơ quan chức năng không cho phép khai thác các mỏ mới nên xảy ra tình trạng thiếu cát rất lớn dẫn đến giá cát rất cao.

Các vùng có mức độ “đắt đỏ” hơnĐồng bằng sông Hồng (sau Đông Nam Bộ và vùng Trung du - miền núi phía Bắc) là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

Cụ thể, chỉ số SCOLI của vùng Tây Nguyên là 101,01% so với Đồng bằng sông Hồng, trong đó có 11 nhóm hàng có mức giá cao hơn từ 0,08-2,27%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình có mức giá bình quân cao hơn 2,27% chủ yếu do giá các mặt hàng điện tử, điện lạnh.

Chỉ số SCOLI vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 100,43% so với vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có 7 nhóm hàng có mức giá cao hơn không đáng kể từ 0,18-3,3%.

Về chỉ số SCOLI theo tỉnh/thành phố, trong năm 2017TP.HCM có mức giá cao nhất cả nước. Đứng vị trí thứ hai là Hà Nội còn Đà Nẵng đứng thứ 3 cả nước bằng 99,68% so với Hà Nội.

“Hầu hết các nhóm hàng của Đà Nẵng thấp hơn Hà Nội. Các nhóm hàng có mức giá cao hơn Hà Nội từ 2-18% là nhà ở thuê và vật liệu xây dựng, khách sạn, nhà trọ, giao thông công cộng”, báo cáo nêu.

Đặc biệt, Lào Cai thay đổi từ vị trí có mức giá đắt đỏ thứ hai cả nước trong năm 2016 xuống đứng thứ 5 cả nước trong năm 2017. Giá bình quân nhóm y tế và giáo dục của Lào Cai thấp hơn so với Hà Nội tương ứng là 92% và 88%.

So với năm 2016, vị trí các tỉnh có mức giá đắt đỏ trong năm 2017 không có sự thay đổi lớn. Các tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc có mức giá đứng liên tiếp sau các tỉnh trên.

Các tỉnh này có mức giá cao chủ yếu ở nhóm hàng giao thôngvà nhóm hàng thiết bị - đồ dùng gia đình. Nhóm giáo dụccó mức giá thấp nhất so với Hà Nội từ 58-88%. Nguyên nhân chủ yếu đây là vùng núi cao nên đi lại, vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn làm cho giá cả các tỉnh trong vùng cao hơn so với các tỉnh khác.

Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng là những tỉnh có chỉ số SCOLI thấp nhất cả nước. Nhìn chung, các tỉnh có mức giá thấp nhất trong cả nước phần lớn do giá các mặt hàng trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức giá thấp hơn Hà Nội và các loại dịch vụ như dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế, dịch vụ sửa chữa nhà cửa và các loại dịch vụ vui chơi, giải trí khác.

Trong khi đó, Đắk Nông và Bến Tre là 2 tỉnh có chỉ số SCOLI thay đổi biên độ lớn nhất với sự biến động giảm mức đắt đỏ xuống 13 bậc so với năm 2016. Mức giá chung của Đắk Nông xếp thứ 23 trong năm 2016 nhưng đến năm 2017 xếp thứ 36. Mức giá chung củaBến Tre xếp thứ 31 trong năm 2016 nhưng đến năm 2017 xếp thứ 44.

Nguyên nhân chính là nhiều mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống thuốc lá, hàng may mặc có mức giá giảm hơn năm trước từ 2-5%. Trong năm 2017 chỉ số giá tiêu dùng của Đắk Nông giảm liên tiếp từ tháng 2 đến tháng 7, ngoài ra giá dịch vụ giáo dục của Đắk Nông chưa tăng và giá dịch vụ giáo dục của Bến Tre chỉ tăng 0,99%.

Nam Định và Vĩnh Long có sự biến động đắt đỏ hơn 10 bậc so với năm 2016. Nam Định từ vị trí thứ 61 trong năm 2016 lên vị trí 51 trong năm 2017 do giá dịch vụ y tế năm 2017 tăng 91,59% và giá dịch vụ giáo dục tăng 0,44%...

Ngân Hoàng
Bài liên quan
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết liên tục gia tăng, đã có 1 trường hợp tử vong
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM gia tăng và đã có 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đứng đầu cả nước về mức độ đắt đỏ là... TP.HCM