Liên hiệp châu Âu (EU) ngày 26.11 lên tiếng rằng việc Nga đưa một số cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động ở Nga vào danh sách cơ quan đại diện cho nước ngoài (foreign agent) là “mối đe dọa cho truyền thông độc lập và tự do”.

EU phản đối luật truyền thông mới của Nga

Cẩm Bình | 27/11/2017, 14:13

Liên hiệp châu Âu (EU) ngày 26.11 lên tiếng rằng việc Nga đưa một số cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động ở Nga vào danh sách cơ quan đại diện cho nước ngoài (foreign agent) là “mối đe dọa cho truyền thông độc lập và tự do”.

Theo luật mới vừa được Tổng thống Nga Vladimir Putin kýngày 25.11, các hãng truyền thông nhận hỗ trợ tài chính từ chính phủ hoặc tổ chức nước ngoài có thể bị xem là đại diện cho nước đó.Bộ Tư pháp Nga chịu trách nhiệm phân loại.

Trước đó, Bộ Tư pháp Nga cho biết đã thông báo cho Đài VOA, kênh Current Times, Đài Radio Free Europe/Radio Liberty và một số hãng truyền thông khác về việc có thể bị đưa vào danh sách cơ quan đại diện cho nước ngoài.

Bình luận về luật này, bà Maja Kocijancic, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu về Chính sách Láng giềng và Đàm phán mở rộng, cho biết: “Luật mới của Nga đi ngược lại với trách nhiệm và cam kết về nhân quyền của nước này, và việc mở rộng phạm vi áp dụng lên các phương tiện truyền thông nước ngoài là một mối đe dọa xa hơn nữa cho truyền thông độc lập và tự do cũng như quyền truy cập thông tin”.

Cũng theo bà Kocijancic, luật truyền thông này là nỗ lực mới nhằm khiến cho những tiếng nói độc lập ở Nga bị hạn chế phát biểu.

Bà Maja Kocijancic, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu về Chính sách Láng giềng và Đàm phán mở rộng, cho biết EU phản đối luật truyền thông mới của Nga - Ảnh: Express

Trang Channel News Asia cho hay luật truyền thông mới của Nga là bản mở rộng của luật năm 2012, vốn chỉ áp dụng cho những tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Nga. Đây được cho là biện pháp đáp trả của Moscow sau khi Washington buộc hãng tinRT phải đăng ký hoạt động dưới dạng tổ chức đại diện cho nước ngoài.

Khi luật mới có hiệu lực, phương tiện truyền thông Mỹ và nước ngoài sẽ phải giới thiệu là cơ quan đại diện cho nước ngoài trong tất cả các giấy tờ và phải xem xét kĩ lưỡng về nhân sự cũng như nguồn tài chính để hoạt động.

Radio Free Europe/Radio Liberty bị Bộ Tư pháp Nga đưa vào danh sách cơ quan đại diện cho nước ngoài - Ảnh: Russia Insider

Ông Thomas Kent, Chủ tịch Radio Free Europe/Radio Liberty (đài phát thanh nhận tài trợtừ Quốc hội Mỹ), cho biết: “Chúng tôi không thể đưa ra suy đoán gì vào thời điểm này, vì vẫn chưa có tổ chức mới nào bị liệt vào danh sách cơ quan đại diện cho nước ngoài và những hạn chế đối với những cơ quan này chưa được công bố. Chúng tôi cam kết tiếp tục công việc của mình với mục đích cung cấp thông tin chính xác, khách quan cho đối tượng thính giả nói tiếng Nga”.

Cẩm Bình (theo Channel News Asia)
Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU phản đối luật truyền thông mới của Nga